Gen Z liệu có cơ hội làm lãnh đạo trong doanh nghiệp?

Adecco Việt Nam đã công bố kết quả khảo sát CEO cho năm 2050 với đối tượng mục tiêu là Thế hệ Z - lực lượng lao động chính trong tương lai.

Theo kết quả kháo sát vừa công bố cho thấy có 55% người tham gia nói rằng trau dồi kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm là những cách tốt nhất để một gen Z trở thành nhà lãnh đạo tương lai, trong khi chỉ 6% cho rằng các CEO cần học đại học.

Gen Z là các cá thể được sinh ra vào khoảng thời gian từ năm 1996 - 2010. Nhưng cũng có một số ý kiến khác cho rằng Gen Z thuộc khoảng năm 1995 - 2012. Dù sao đi nữa, các bạn trẻ ở thế hệ này cũng là người được sinh ra vào thời điểm mà nền tảng công nghệ số thịnh hành và phát triển.Các bạn trẻ trong nhóm này có các đặc điểm chung nổi bật như: rất giỏi giao tiếp xã hội, tự tin và thẳng thắn, khả năng tập trung thấp nhưng xử lý tình huống nhanh, luôn chủ động học tập, dành nhiều thời gian cho smartphone. 

Trong những năm tới, Gen Z sẽ chiếm phần lớn lực lượng lao động. Từ đó, thế hệ lãnh đạo mới với kỹ năng và tư duy mới xuất hiện. Họ sẽ thách thức những quan điểm mà các doanh nghiệp đã đi theo trong nhiều thập kỷ, chẳng hạn như hệ thống cấp bậc truyền thống hay phương pháp lãnh đạo chỉ huy và kiểm soát.

Theo báo cáo của PwC Việt Nam, các tổ chức phát triển mạnh trong tương lai sẽ lựa chọn và nuôi dưỡng những nhà lãnh đạo thế hệ mới, đầu tư vào đào tạo và phát triển năng lực lãnh đạo. Quan trọng không kém, họ cũng sẽ đầu tư vào việc phát triển kỹ năng lãnh đạo của quản lý cấp trung - những người có tầm quan trọng trong việc điều phối cách thức làm việc linh hoạt và kết hợp giữa các cá nhân và các nhóm.

Người ta thường đặt ra câu hỏi về những kỹ năng, kiến thức và cụ thể chính là những tố chất mà Gen Z cần khai phá để hoàn thiện con đường trở thành "nhà lãnh đạo tương lai".

Quản lý con người và lãnh đạo

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn nên rèn luyện ngay và luôn. Người có kỹ năng lãnh đạo sẽ là người có kỹ năng phân tích để dẫn đường, chỉ lối, xác định các mục tiêu rõ ràng để giúp nhân viên thực hiện đúng hướng. Cho dù bạn ở vị trí quản lý hay lãnh đạo một dự án, kỹ năng lãnh đạo vẫn luôn quan trọng, cho phép bạn thúc đẩy người khác hoàn thành một loạt các nhiệm vụ, thường là theo lịch trình cố định. Lãnh đạo không chỉ là một kỹ năng mà là sự kết hợp của nhiều kỹ năng mềm khác.

Đầu tiên, ở khía cạnh quản lý con người, điều này không dừng lại trong việc quản lý hiệu quả làm việc, quy trình hoạt động của những nhân viên, hay cấp dưới. Việc quản lý con người đòi hỏi cao hơn ở mức độ chỉ giám sát, hay theo dõi tiến độ công việc. Con người ở đây cũng là Gen Z, những thế hệ mới với những sự phát triển cũng như tiến bộ trong tư duy làm việc.

Nhà lãnh đạo cần thấu hiểu nhân viên để đưa ra những đãi ngộ, mức quan tâm phù hợp để nhân viên cảm thấy thoải mái và thỏa sức sáng tạo, cống hiến cho công việc. Quản lý khác với kiểm soát, biến một tập thể những con người với các cá tính khác biệt, kỹ năng, điểm mạnh, điểm yếu riêng trở nên hòa hợp, gắn kết cho toàn bộ quá trình làm việc.

picture

Một nhà lãnh đạo như tên gọi chắc chắn không thể thiếu hai kỹ năng quan trọng nhất chính là quản lý con người, lãnh đạo.

Soft skills

Logo VieZ

Nâng cao chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm

Ý chí cầu tiến, không ngừng mở rộng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm là một tố chất không chỉ Gen Z mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào trên thế giới cũng cần duy trì điều này nếu muốn thành công. Như đã biết, Gen Z được hậu thuẫn rất lớn từ những thành tựu khoa học công nghệ, sống trong làn sóng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, Gen Z có rất nhiều những cơ hội để lựa chọn cho mình những khóa học trải nghiệm. Bên cạnh những kiến thức tích lũy từ giảng đường đại học, những kỹ năng mềm, những kiến thức bổ sung hay phát triển chuyên môn luôn là yếu tố bắt buộc cho các nhà lãnh đạo.

Sự đa dạng thông tin giúp các bạn trẻ dễ dàng tiếp cận hơn đến những nguồn tài liệu, đánh giá có độ tin cậy cao, từ đó lựa chọn ra những khóa học, việc làm tích lũy kỹ năng phù hợp với định hướng tương lai. Trong tương lai của nền kinh tế khoa học kỹ thuật hiện đại, Gen Z được khắc họa là những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, họ là những người vừa có thể giao tiếp xuất sắc và đưa ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu thống nhất, hợp lý.

picture

Ý chí cầu tiến, không ngừng mở rộng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm là một tố chất không chỉ Gen Z mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào trên thế giới cũng cần duy trì điều này nếu muốn thành công.

Soft skills

Logo VieZ

Sự gắn bó lâu dài

Gen Z thường có ưu điểm là sự năng động, sáng tạo, ham học hỏi. Lớn lên trong thời đại số, Gen Z có cơ hội được tiếp cận kiến thức, văn hóa,… và nhiều điều mới mẻ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Cũng chính vì thế, Gen Z thường có xu hướng thích trải nghiệm, khám phá.

Gen Z nổi tiếng là người nhảy việc với khoảng thời gian ngắn, thiếu kiên nhẫn để đi cùng một dự án đến phút chót. Đánh giá này bị cho là lỗi của Thế hệ Z. Tuy nhiên, kiên nhẫn, theo đuổi và gắn bó lâu dài là những kỹ năng mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần học hỏi.

Để thử thách sự thiếu kiên nhẫn của bạn, hãy tập trung và dồn tâm huyết cho mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những nhiệm vụ nhỏ. Lãnh đạo có nghĩa là chịu trách nhiệm cho một nhóm – cả thành viên và công việc. Mỗi email hoặc nhiệm vụ tiếp theo được hoàn thành là một cơ hội để thể hiện trách nhiệm và đón nhận được cơ hội tiếp theo.

picture

Kiên nhẫn, theo đuổi và gắn bó lâu dài là những kỹ năng mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng cần học hỏi.

Soft skills

Logo VieZ

Tiếp nhận ý kiến đóng góp

Thế hệ Z bước chân vào thị trường lao động với động lực và khát khao lớn được thể hiện mình. Chính bởi tham vọng này, cùng sự khác biệt trong tư duy, thái độ và phong cách làm việc của Gen Z với những thế hệ trước đó, khiến cho sự hòa nhập tại chốn công sở tiêu tốn nhiều thời gian hơn cho cả hai bên. Điều này dẫn đến không ít những cái nhìn tiêu cực về Gen Z và khiến cho các anh chị thuộc thế hệ trước cảm thấy khó khăn khi hợp tác với những bạn trẻ này trong công việc. Chẳng hạn như: không bao giờ nhận sai, sẵn sàng "tay đôi" với sếp, thậm chí là không quan tâm tới kinh nghiệm mà tự tin thái quá về năng lực của bản thân.

Gen Z thích sự khen ngợi liên tục. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Gallup cho thấy những nhân viên nhận được phản hồi tiêu cực chú tâm vào công việc nhiều hơn những nhân viên không nhận được phản hồi từ người quản lý của họ. Việc lắng nghe những lời góp ý có thể sẽ đem lại cảm giác không hề dễ chịu, nhưng bạn nên biết chắt lọc được những cái hữu ích cho chính mình.

picture

Khi bạn được nhận xét, điều đó có nghĩa là ai đó đang đầu tư vào thành công của bạn và coi trọng bạn, giúp bạn xây dựng các kỹ năng cho bản thân. 

Soft skills

Logo VieZ

Nhận thức các tác động từ công nghệ

Đây là vấn đề cốt lõi mà các nhà lãnh đạo cần quan tâm. Nhà lãnh đạo Gen Z hơn ai hết cần hiểu rõ tác động của những yếu tố công nghệ. Bất kỳ quyết định nào của nhà lãnh đạo đưa ra đều có thể chịu ảnh hưởng từ nó và gây ra những thiệt hại. Khoa học công nghệ mang đến tiện nghi, bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên mặt trái của nó tạo nên sự lệ thuộc, gây ra các tác động đến cấu trúc quan trọng của những hệ thống kiến thức nền tảng, giá trị thuần túy của giáo dục hay những nguyên tắc công việc.

"Nghiện công nghệ" là một vấn đề với văn hóa của chúng ta, không chỉ Gen Z. Nếu bạn thấy mình bị ràng buộc với các thiết bị điện tử, hãy cố gắng chống lại sự thôi thúc được kết nối mọi lúc. Tắt điện thoại và máy tính xách tay của bạn trong các cuộc họp để các đồng nghiệp thấy rõ rằng bạn đang đặt mọi sự chú ý vào họ. Khi tích cực trao đổi công việc, bạn cho thấy rằng bạn coi trọng các thành viên và thời gian của họ hơn là sự vội vàng thoáng qua khi kiểm tra điện thoại.

picture

Nhà lãnh đạo Gen Z hơn ai hết cần hiểu rõ tác động của những yếu tố công nghệ và hạn chế vấn đề phát sinh từ việc "nghiện công nghệ".

Soft skills

Logo VieZ
(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ