"Đừng đọc lướt nếu không muốn bản thân là nạn nhân của câu chữ"

Nguyễn Thục Nữ đã có những chia sẻ thú vị cùng về quyển sách đầu tay, cũng như những chia sẻ về sự chữa lành của sách đối với đời sống tinh thần của con người.

Hơn 7 triệu kết quả chỉ trong vài giây tìm kiếm trên google, cô gái Siêu Trí Tuệ Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Thục Nữ đã khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi khả năng đọc và ghi nhớ thông tin 1.000 quyển sách - số lượng mà một người bình thường phải mất... 833 năm mới đọc hết. 

Sau 1 năm kể từ khi ghi dấu ấn kỉ lục tại Siêu Trí Tuệ Việt Nam, Thục Nữ đã trở về và tiếp tục chặng hành trình lan toả niềm đam mê đọc sách với nhiều người trẻ. Không những thế, nữ bác sĩ đa khoa còn là đồng tác giả của quyển sách Phương Pháp Học Tuyệt Chiêu, một quyển sách học thuật về các phương pháp ghi nhớ và phương pháp đọc sách hiệu quả. 

dung doc luot neu khong muon ban than la nan nhan cua cau chu - anh 0
Nguyễn Thục Nữ - Siêu Trí Tuệ Việt Nam mùa 2, hiện đang là một bác sĩ đa khoa từng tốt nghiệp Đại học Khoa Y - Đại học Quốc gia TP.HCM 

Nếu nói không thích đọc những gì nhiều chữ, đó chỉ là lời biện hộ cho việc "lười"

Chào Thục Nữ, đã hơn 1 năm kể từ cột mốc Siêu Trí Tuệ Việt Nam mùa 2, đến nay hành trình lan toả văn hoá đọc sách đến giới trẻ của bạn đã có "hình hài" như thế nào?

Siêu Trí Tuệ là một bước ngoặt rất lớn trong cuộc đời mình cho đến thời điểm hiện tại. Bước ra từ chương trình, mình nhận được nhiều sự yêu mến và quan tâm từ mọi người, được trải nghiệm những công việc, những điều mà trước giờ mình chưa từng nghĩ đến.

Khi được mọi người biết đến nhiều, mình dễ dàng tạo được sự ảnh hưởng hơn trong việc lan tỏa văn hóa đọc. Thật ra chính phần thi của mình trong Siêu Trí Tuệ cũng đã làm dấy lên tình yêu với sách ở một bộ phận khán giả, điều đó khiến mình thật sự rất vui.

Suốt khoảng thời gian qua, mình từng nhiều lần đồng hành cùng chương trình "Tủ sách nhân ái" để mang sách đến với các vùng sâu, vùng xa, miền núi, thậm chí là trại giam. Hiện tại, mình hợp tác cho một dự án mới của một doanh nghiệp về trao tặng sách. Đây là một chiến lược rất hay trong việc thúc đẩy văn hóa đọc. Sơ lược là khi bạn mua một sản phẩm sẽ được tặng một cuốn sách, bạn đọc xong cuốn sách ấy và trả lời những câu hỏi sẽ được nhận thêm những phần quà.

dung doc luot neu khong muon ban than la nan nhan cua cau chu - anh 0
Nguyễn Thục Nữ - thành viên Siêu Trí Tuệ Việt Nam mùa 2 với khả năng ghi nhớ thông tin 1000 quyển sách của hơn 200 tác giả trên thế giới (Ảnh: Siêu Trí Tuệ Việt Nam)

Là một người đã đọc sách hơn 20 năm, bạn quan sát thấy tỉ lệ đọc sách của giới trẻ ngày nay đã khác như thế nào so với trước đây?

Theo nhìn nhận chủ quan của bản thân, mình cảm thấy các bạn trẻ bây giờ đã dần quan tâm đến sách nhiều hơn, nhưng tỉ lệ này vẫn còn khá thấp. Với sự phát triển của công nghệ, việc tiếp cận, sở hữu một cuốn sách đã dễ dàng hơn rất nhiều so với ngày xưa. Sách không còn là một thứ "xa xỉ" như 20 năm trước, có lẽ chính điều đó đã góp phần tăng tỉ lệ đọc sách so với trước đây.

Nhưng bạn có nghĩ chính bởi sự phát triển của công nghệ khiến văn hoá đọc trở nên đi lùi khi có nhiều người chỉ thích đọc lướt thay vì đọc sâu?

"Lướt" - đó chính là cách mà đa số mọi người dùng để đọc bây giờ. Không chỉ là bước lùi về văn hóa đọc, mà còn là bước lùi trong cả tư duy của mỗi cá nhân. Mình nghĩ không phải vì người ta không thích đọc những gì nhiều chữ, đó chỉ là lời biện hộ cho việc "lười": lười suy nghĩ, lười tư duy. Đôi khi chỉ đọc mỗi title mà cứ cho rằng mình đã nắm được toàn bộ nội dung bài viết.

Ngày nay, chúng ta "lướt qua" hàng chục tin tức mỗi ngày. Vì thế, chọn lọc thông tin, xác định tính đúng sai của vấn đề là việc rất quan trọng. Và nếu bạn cứ chỉ "lướt", bạn vẫn sẽ mãi là nạn nhân của "câu chữ" mà thôi.

dung doc luot neu khong muon ban than la nan nhan cua cau chu - anh 0
Thục Nữ cho rằng đọc lướt không chỉ là bước lùi về văn hóa đọc, mà còn là bước lùi trong cả tư duy của mỗi cá nhân

Bất kể làm việc gì cũng thế, để duy trì được lâu dài và có kết quả tốt, sự yêu thích và đam mê là điều không thể thiếu. Mình và sách cũng vậy, ngoài sự kiên trì, còn có cả đam mê nữa.

"Chỉ cuốn sách mới 'trò chuyện' với con người không mang tính chất hình thức, mà là một cách tâm tình"

Vừa qua, Thục Nữ có ra mắt một quyển sách đầu tay có tên là Phương Pháp Học Tuyệt Chiêu. Nguồn cảm hứng và quá trình thực hiện cuốn sách này của bạn như thế nào?

Sau khi tham gia Siêu Trí Tuệ, mình nhận được một lời mời viết chung một cuốn sách. Nội dung một phần thuộc về sở trường và những gì mình đã trải nghiệm, nên mình cũng khá tự tin. Đây là cuốn sách về các phương pháp ghi nhớ do tác giả sáng tạo và tổng hợp để áp dụng chủ yếu vào học tập như phương pháp Liên tưởng, Trương thìn, 4L,…

Còn chương mình viết có tên là "Phương pháp đọc sách", nó đúc kết những kinh nghiệm và giới thiệu một vài phương pháp của bản thân mình để mọi người có thể đọc và ghi nhớ tốt hơn.

dung doc luot neu khong muon ban than la nan nhan cua cau chu - anh 0
Phương Pháp Học Tuyệt Chiêu - quyển sách đầu tay của BS. Nguyễn Thục Nữ 

Sau bao năm đọc sách của người khác, cuối cùng bạn cũng có thể cho ra mắt một quyển sách của riêng mình. Cảm xúc của bạn như thế nào?

Một cảm giác khá lạ. Thứ nhất là việc mình đảm nhiệm một vai trò mới - tác giả. Thứ hai là khi mình nghĩ đến chuyện mọi người đọc những dòng chữ do chính bản thân viết ra. Vì mình không tự tin vào khả năng viết lách nhiều lắm, nên trước khi ra mắt cuốn sách mình đã rất hoang mang và lo lắng. Nhưng rất may là mình nhận được khá nhiều lời khen và nhận xét tích cực từ mọi người, nên mình tự tin hơn và rất vui.

Viết sách là một việc đáng ủng hộ cho dù bạn là bất kì ai. Chỉ là dạo gần đây, đa số những cuốn sách có tác giả là bác sĩ mình thấy nội dung khá giống nhau, xoay quanh bệnh viện, bệnh nhân, bác sĩ, nghề y. Bản thân mình cảm thấy khá nhàm chán, vẫn motif đó, vẫn những góc nhìn đó, vẫn là các tầng ý nghĩa đó. Nếu cứ tiếp tục như vậy, mình không cho đó là điều hay. Mong rằng y khoa và sách sẽ không "bão hoà" vào nhau.

dung doc luot neu khong muon ban than la nan nhan cua cau chu - anh 0

Trong bối cảnh dịch bệnh, khi trải qua quá nhiều mất mát, đau thương, có lẽ nhiều người đã tìm đến sách để healing tâm hồn mình hơn. Theo bạn, sách có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của con người?

Để trả lời câu hỏi này, mình xin được dùng một câu châm ngôn của Mikhain Nhenasep: "Hiện nay chúng ta đang ba hoa về sự cô đơn toàn cầu của nhân loại. Làm thế nào để vượt qua điều đó? Chỉ có đọc sách! Chỉ cuốn sách mới "trò chuyện" với con người không mang tính chất hình thức, mà là một cách tâm tình, khuyên bảo và cung cấp những định hướng cần thiết. Trong sách có những bí mật của đạo đức - quy tắc của lương tâm…"

Cảm ơn những chia sẻ của Thục Nữ!

Vượt qua ranh giới tuổi tác của Gen Z, Gen Y..., Gen Vie - Thế hệ những người trẻ Việt Nam không thiếu câu chuyện truyền cảm hứng và nhiều hành trình thú vị để kể bạn nghe. Tuyến bài Humans of GenVie sẽ giới thiệu đến bạn những gương mặt Việt, và cả trải nghiệm của những người Việt đầy đam mê, năng lượng tích cực trong mọi lĩnh vực. 

"Gen Z tranh biện" Minh Châu: IELTS 8.5, nữ chính MV Da LAB

"Con nhà người ta": Bình thường và bất thường chỉ là một ranh giới?

Quán quân The Face Nhân văn 2021: Được truyền cảm hứng từ Thùy Tiên!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ