Lô tô và drag queen là hai khái niệm tưởng tương đồng nhưng hoàn toàn khác nhau.
Drag queen và lô tô là hai bộ môn nghệ thuật tiêu biểu của cộng đồng LGBTQ+ của Việt Nam. Xuất hiện sớm hơn, lô tô dần trở thành một văn hóa, đặc biệt là tại miền nam Việt Nam, gánh lô tô là chốn mưu sinh của chị em chuyển giới. Sau này, drag queen ra đời và được công nhận rầm rộ với sự khởi xướng của Gia Kỳ - người đầu tiên mang drag queen từ phương Tây vào nghệ thuật Việt Nam.
Nội dung liên quan
Theo đó, Gia Kỳ trở thành người truyền cảm hứng và có đóng góp to lớn với cộng đồng drag queen và LGBTQ+ trong nhiều năm. Chia sẻ về sẻ về drag queen và lô tô, Gia Kỳ khẳng định rằng "Drag queen không phải là lô tô"
Tuy nhiên, các bạn ấy vẫn còn khá loay hoay không biết tìm lối đi cho mình dù họ là những người có thực lực. Đó cũng là cảm giác của Già Kỳ nhiều năm về trước.
Do đó, Gia Kỳ cùng một số bạn bè có bạn bạc để cùng tạo nên một kênh YouTube chuyên về drag queen và cho các bạn drag queen tại Việt Nam đảm nhận một số vai trò trên đó.
Bên nước ngoài thì có rồi như làn MC của talkshow hoặc là những reaction, cái bàn luận thời trang về drag queen. Ngoài ra, những drag queen sẽ chia sẻ những tips trang điểm của họ. Những nội dung này thì Việt Nam chưa có nước ngoài thì rồi.
Thời của Kỳ đã tìm tòi ra hết mọi thứ và truyền thông thì cũng dễ dàng hơn dễ hơn so với thời điểm 10 năm trước thì người ta không biết drag queen là gì và rất khó để tìm hiểu. Thời điểm bây giờ dễ hơn rất nhiều, các bạn có nhiều tư liệu tham khảo hơn để đầu tư chỉn chu cho phần trình diễn của mình
Nguồn cội của drag queen chính xác là thể hiện bản thân chứ không phải giả nữ. Drag queen gồm có những người để râu, 6 múi lực lưỡng, để đầu trọc và trình diễn. Việc khán giả thưởng thức được vẻ đẹp đó, con người đó mới là thành công của một drag queen, chứ không hoàn toàn là giả nữ
Ở Trung Quốc, có nghệ thuật phản xuyến và Việt Nam có hầu đồng. Văn hóa nào cũng có một cách drag riêng và lô tô cũng là một cách gọi của drag queen Việt Nam.
Gia Kỳ đứng ở thế hệ giữa, hay gọi là điểm giao thoa: phần đuôi của thời các anh chị và phần đầu cửa thế hệ trẻ sau này. Gia Kỳ không cảm nhận được trọn vẹn khổ cực, khó khăn thế hệ cũ nhưng mình biết được mình phải làm gì để sống và chọn hướng đi phù hợp với mình
Cộng đồng LGBTQ+ càng ngày cập nhật văn hóa nhiều hơn để dễ dàng thể hiện bản thân. Ngày xưa họ thu mình vì họ không có nhiều cách thể hiện bản thân và chỉ chơi với những người mang đến cho họ cảm giác an toàn.
Tuy nhiên khi truyền thông phát triển, nhiều người thấy được hình ảnh cộng đồng sôi nổi như bộ môn drag queen chẳng hạn. Điều này thúc đẩy những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ bước ra ngoài và thể hiện bản thân.
Từ đó, xã hội biết họ là ai, họ tài năng thế nào và có những nhìn nhận nhất định đến hình ảnh chung của cộng đồng LGBTQ+.
Đối với Kỳ, drag queen chính là dấu ấn mà Gia Kỳ để lại cho cuộc đời của mình. Để thể hệ sau này, khi nhắc đến lịch sử drag queen tại Việt Nam, họ sẽ biết cái tên Gia Kỳ. Đó là lý tưởng sống của mình.

Thanh Duy hóa "drag queen": Happy pride month trên sân khấu luôn!
Một phần trình diễn khiến nhiều khán giả cũng không nhận ra được Thanh Duy quen thuộc.

Mở màn Pride Month, Beauty Blogger Chiêu Dịp đã comeback sau khoảng thời gian dài ở ẩn
Chiêu Dịp "khai mạc" Pride Month bằng màn comeback sau đúng một năm tròn "tách mình" khỏi mạng xã hội.

1001 cách phân tích cụm từ "LGBTQ+", bạn có biết?
Không chỉ phân tích theo cách truyền thống, LGBTQ+ còn được Diva Mariah Carey định nghĩa một cách "lạ lắm".
Nguồn: TH&PL