Chiếc váy từng gây tranh cãi trên mạng xã hội vì màu sắc khó có thể xác định, có ý kiến cho rằng là màu xanh và đen, có người cho rằng là màu vàng và trắng, vậy thực chất nó màu gì?
Hình ảnh chiếc váy ren có họa tiết không quá phức tạp nhưng lại "hack não" cộng đồng mạng vì màu sắc. Cụ thể vào năm 2017 một tài khoản có tên BradTheLadLong đăng tải hình ảnh một chiếc váy lên mạng xã hội với đề nghị cộng đồng xác nhận màu sắc của chiếc váy là đen và xanh hay là vàng và trắng, nhanh chóng nhiều cuộc tranh cãi đã xảy ra trên toàn cầu.
Nội dung liên quan
Những nghệ sĩ hàng đầu thế giới cũng tham gia vào cuộc tranh luận, nữ ca sĩ USUK Taylor Swift đã đăng tải trạng thái lên Twitter khẳng định là màu xanh và đen: "Tôi không hiểu gì về cuộc tranh cãi chiếc váy kỳ lạ này và tôi thấy nó như một trò lừa bịp. Tôi thấy bối rối và sợ hãi. Rõ ràng, nó màu xanh và đen".
Theo Telegraph, chiếc váy ren của hãng Roman gây sốt trên toàn cầu thực chất màu sắc của của nó là xanh dương đậm kẻ đen. Tuy nhiên, hàng triệu người nhìn ra nó có màu trắng kẻ vàng từ đó đã có nhiều cuộc tranh luận sôi nỗi diễn ra, cộng đồng mạng cho rằng do góc nhìn và màu sắc hiển thị của các thiết bị điện tử hoàn toàn khác nhau nên các ý kiến hay nhận định về màu sắc có sự khác biệt.
Cộng đồng mạng cũng tìm ra nguồn gốc chiếc váy và khẳng định chiếc váy này được bán tại một cửa hàng của Anh với màu gốc là màu xanh và đen. Trong các màu sắc khác của chiếc váy được bán, cửa hàng cũng chỉ cho phép người dùng lựa chọn các phiên bản màu bao gồm: màu đỏ đen, trắng đen và hồng đen chứ không có màu trắng và vàng.
Từ đó nhiều nhà khoa học cũng vào cuộc để điều tra và tìm lời giải cho câu chuyện màu sắc của chiếc váy này, các nhà khoa học mời tình nguyện viên chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) não, yêu cầu họ nhìn vào ảnh chiếc váy để ghi nhận những thay đổi tinh tế trong não bộ. Kết luận được đưa ra cuối cùng đã khẳng định chiếc váy kia thực sự có màu xanh đen.
Kết quả những tình nguyện viên có kết quả khẳng định chiếc váy ren màu vàng và trắng có não trước và thùy đỉnh hoạt động quá độ dẫn đến việc tiếp nhận thông tin và màu sắc. Nói cách khác, bộ não của họ đã làm việc quá độ, khiến họ nhìn nhận rằng màu xanh trên chiếc váy thực chất chỉ là bóng của cái váy trắng.
Giáo sư Tobias Schmidt-Wilcke, Đại học Y Bergmannsheil (Bochum, Đức) cho biết: "Kết quả này mở rộng thêm vốn hiểu biết của chúng ta về quá trình gây ảo giác trong não bộ. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi có thể xác định được số lượng những vùng não liên quan đến quá trình này. Từ đó, đặt nền tảng cho các nghiên cứu trong lĩnh vực xử lý hình ảnh".
Một số nhà khoa học cho rằng việc mà con người nhìn thấy màu sắc khác nhau là do cách pha trộn màu trong não. Chiếc váy gây tranh cãi có màu sắc phức tạp, không phải trộn giữa ba màu đỏ, xanh nước biển và xanh lá thuần chất. Vì vậy, não bộ gặp rất nhiều khó khăn khi định hình màu sắc thật của chúng.
Nguồn: TH&PL