Ca sĩ Phi Nhung qua đời - Không ai đáng phải chết, cũng chẳng đáng nhận sự chua ngoa

Sau thời gian chống chọi với COVID-19, và được sự nỗ lực điều trị của y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng ca sĩ Phi Nhung đã trút hơi thở cuối cùng lúc 11h57 hôm nay.

Vấn đề

Logo VieZ

Bậu ơi, em buồn chi những lời người ta gieo buồn đau. Họ nói xong rồi họ có bao giờ sống thay mình đâu. Cuộc đời sinh ra mấy ai chọn nơi bắt đầu? Thế nhưng mình luôn nhắc mình.

Bậu ơi! Đừng khóc - Ca sĩ Phi Nhung 

Những tài khoản vô nhân tính

Trước thông tin nữ ca sĩ Phi Nhung qua đời, cộng đồng mạng không khỏi xót thương. Giữa hàng ngàn bình luận thương tiếc, không khó để tìm thấy những bình luận cay nghiệt. Họ còn thi nhau "kêu gọi" nữ ca sĩ sống dậy để làm sáng tỏ sự việc của H.V.C.

- Đáng đời lắm!

- Luật nhân quả thôi.

- Có gì đâu mà thương tiếc.

- Tưởng chuyện gì động trời lắm chứ.

...

ca si phi nhung qua doi khong ai dang phai chet cung chang dang nhan su chua ngoa - anh 0

Cũng ở mỗi bài đăng đưa tin về sự ra đi của nữ nghệ sĩ, người ta thi nhau thả haha, tag bạn bè để vào cười cợt và khẩu nghiệp. Đi tìm niềm vui giữa sự đau thương? Một hành động nghe thật lạc quan, nghe thật hay, thật ta đây nhưng thực ra lại khiến cộng đồng ghê tởm.

Hàng loạt bình luận thiếu suy nghĩ, không biết để thể hiện điều gì cứ xuất hiện dưới bài đăng tiễn đưa nữ nghệ sĩ Phi Nhung. Không biết họ có thái độ dửng dưng, vô nhân đạo này trong cuộc sống hàng ngày hay chỉ dùng để thực chiến trên mạng?

Dù thái độ thiếu tôn trọng này được bày ra ở đâu cũng cho thấy được sự thối rữa đang dần hiện hữu bên trong tâm hồn. Không một thế hệ nào được dạy hả hê, vui mừng trước cái chết của người khác. Chẳng mạng xã hội nào dung túng cho những kẻ châm chọc, cay nghiệt, đây nghiến từng sự đau thương. Cũng không một đức tin hay cuốn sách nào dạy chúng ta bày tỏ sự độc địa, hả hê trước cái chết của người khác. Chỉ có những kẻ vô cảm, mất dần đạo đức mới bảo nhau như thế.

Chưa dừng lại ở đó, nhiều người còn liên tục gọi tên một nữ nghệ sĩ khác và cầu mong cô sớm "lên đường". Một sự chua ngoa, thối nát vào đầu mũi khiến nhiều người chết lặng khi đọc những bình luận này. Trong khoảng lặng đó, tự hỏi rằng ai đã lỡ đem sự nhân đạo, lòng xót thương và sự đồng cảm của những con người này đi mất? Ai đã khiến họ thành những người chuyên cào phím thiếu suy nghĩ? 

Vấn đề

Logo VieZ

Bậu ơi, em đang buồn ai lắm phải không. Mà ra ngồi khóc cho mờ phai má hồng. Bậu ơi em đừng khóc, bậu ơi em nhìn coi. Khán giả đây rồi người ta mong thấy em cười.

Bậu ơi! Đừng khóc - Ca sĩ Phi Nhung

Netizen ơi, hãy để cái chết là dấu chấm hết

"Nghĩa tử là nghĩa tận" - Trong hành trình rong ruổi dưới nhân dạng một ai đó trong đám đông hùng hổ và độc địa trên mạng xã hội, xin bạn hãy dành ra một phút để nhớ lại điều này!

Dù họ có là người nổi tiếng nào đó từng nằm trong một nghi vấn, một drama tày trời gì đi nữa, thì họ vẫn xứng đáng nhận được sự tôn trọng đáng có của một con người, trong lúc này - khi họ trút hơi thở cuối cùng sau một khoảng thời gian khó khăn chiến đấu cùng bệnh tật.

Không ai là xứng đáng phải chết cả, sự sống nào cũng đáng quý. Suy cho cùng, bệnh tật hay cái chết không phải là cái giá mà họ phải trả (như nhiều người vẫn nghĩ). Hãy để cái chết là dấu chấm hết. Vì vốn dĩ chết chóc đã mang trong nó nỗi đau lớn nhất của cuộc đời rồi. Nếu chẳng thể vị tha và cảm thông thêm chút nữa vì những chuyện cũ vẫn chưa sáng tỏ, thì cũng xin đừng buông lời độc địa trong giây phút này.

Hôm nay là họ, nhưng ngày mai có thể là bạn. Đám đông có thể chĩa mũi dùi về phía bạn bất cứ lúc nào. Đừng hả hê trên nỗi đau của người khác và ác độc thay khi đem cái chết của ai đó ra làm trò đùa.

Tưởng tượng thử xem, khi bạn chết đi, linh hồn của bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu trong những tang thương bất chợt ngoài kia, người ta vẫn xì xầm bàn tán, đay nghiến chua ngoa những lời xấu xí?!

Social Talk: Vỗ ngực xưng tên đòi "thay trời hành đạo" trên mạng xã hội là anh hùng hay thiếu văn hóa?

Social Talk: Lá lành vẫn luôn đùm lá rách dù chuyện nghệ sĩ từ thiện đang gây tranh cãi cỡ nào

Social Talk: Truy lùng "Facebook trọng tài" là cách đòi lại công bằng hay bạo lực mạng xã hội?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ