Ca sĩ Gen Z nói gì về việc hát tròn vành, rõ chữ?

Những cái tên từng nhận trái chiều lên tiếng giải thích cho việc hát tệ, khó nghe.

Wren Evans: "Tôi không phải ca sĩ, vì tôi chẳng học thanh nhạc"

Wren Evans- một đại diện của GenZ, người không ít lần gặp trái chiều về vấn đề giọng hát - cũng đã tâm sự trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi cũng không phải ca sĩ, vì tôi chẳng học thanh nhạc. Tôi rất coi trọng chữ "sĩ". Tức là mình phải học tập đàng hoàng, vì thế tôi không thể gọi mình là ca sĩ.

Tôi thì hát bản năng nhiều hơn. Nên việc tôi phải đi học thanh nhạc là bắt buộc, nên đi. Tôi sẽ phải học nhiều thứ hơn. Tôi thích học lắm. Càng học nhiều lại càng có nhiều thứ để sử dụng trong việc làm nhạc mà".

ca si gen z noi gi ve viec hat tron vanh ro chu - anh 0

Anh khẳng định bản thân tương đối vô tư, và việc mọi người không xem anh là ca sĩ vẫn bình thường. "Tôi rất vô tư, nếu mọi người không biết định nghĩa vai trò của tôi cũng không thành vấn đề.

Tôi thích mọi người gọi tôi là nghệ sĩ, vì cái tôi làm là làm nghệ thuật. Hát hay rap với tôi chỉ là công cụ để truyền tải", nam ca sĩ sinh năm 2001 tâm sự.

Mỹ Anh: "Nghệ thuật là một phạm trù luôn mở"

Mỹ Anh là cái tên đã và đang nhận về nhiều trái chiều khi ngày càng khiến khán giả khó nghe ca khúc vì thiếu sự rành mạch. Gần đây, phần trình diễn của cô tại một show ca nhạc cũng tạo ra không ít tranh luận vì hát không rõ chữ.

ca si gen z noi gi ve viec hat tron vanh ro chu - anh 0

Nói về sự thay đổi của bản thân, Mỹ Anh giải thích trong một buổi trò chuyện: "Ngày xưa hát opera, bây giờ lại hát Rn&B. Mỗi cách hát lại có cách phát âm khác nhau, vậy nên mình nghĩ chỉ cần tôn lên vẻ đẹp của tiếng Việt, để khiến người nghe hiểu được mình đang hát và truyền tải điều gì - cũng đã là một điều rất tốt rồi.

Còn về chuyên môn, về cách hát hay luyến láy, mình nghĩ sự thay đổi là điều dĩ nhiên. Nhưng điều đó không có nghĩa là phải thế này mới là đúng hay như thế kia là sai. Với mình, nghệ thuật là một phạm trù luôn mở. Nếu khán giả cởi mở đón nhận thì thật tuyệt vời, mà nếu không muốn thì cũng chẳng sao".

Hoàng Dũng: "Không có quy chuẩn, nhưng tôi nghĩ là nên"

Với chủ nhân hit Nàng Thơ, anh khẳng định việc hát tròn vành, rõ chữ là điều nên làm. Đó là cách để mang lại những trải nghiệm tốt cho người nghe và cho chính người nghệ sĩ.

ca si gen z noi gi ve viec hat tron vanh ro chu - anh 0

Hoàng Dũng phân tích: "Tôi nghĩ là nên, không có một cái quy chuẩn nào về kiểu nghệ sĩ nên hát như thế nào cả. Nhưng tôi nghĩ là nên. Điều đấy sẽ tốt cho khán giả, vì tôi không muốn mọi người nói nghe nhạc phải xem lyric vì không nghe ca sĩ hát gì cả.

Nếu ca sĩ hát tròn vành, rõ chữ, nội dung ca khúc của mình sẽ được tôn rõ hơn và khán giả cũng chẳng mất công xem lyric để hiểu. Nếu nghe ở một quán cà phê, làm sao khán giả biết lyric ở đâu mà đọc đúng không?"

Erik: "Tôi học nhiều từ US-UK"

Erik cũng là cái tên gặp nhiều trái chiều vì giọng hát không rõ ràng, thậm chí nhiều người còn cho rằng anh hát như "bị nghẹt mũi". Giải thích việc này, nam ca sĩ sinh năm 1997 tâm sự: "Vì tôi nghe US-UK nhiều, tôi có học hỏi khá nhiều cách họ phiêu và xử lý như thế, nhưng khi tôi đưa vào sản phẩm, khán giả lại phản ứng".

ca si gen z noi gi ve viec hat tron vanh ro chu - anh 0

Anh cũng chia sẻ thêm bản thân đã từng bỏ qua những ý kiến chỉ trích của khán giả. Giọng ca Đau Nhất Là Lặng Im chia sẻ "Thời điểm ban đầu ấy tôi đã từng… bỏ qua một bên, cho đến khi tôi nhận ra mình đã lạm dụng quá nhiều, khiến mọi người khó chịu, khiến những người từng thích tôi quay lưng với tôi. Tôi đã trở thành người chịu tiếp thu hơn.

Sau cùng, tôi nhận ra, dù là dạng nào thì họ cũng đang mong tôi tốt hơn. Tôi tìm đến cô giáo và muốn thay đổi, hoàn toàn hạn chế cách phiêu, xoang mũi, hát rõ lời".

Đường đua nhạc Việt ngày Valentine: Có cả Lương Bích Hữu lẫn Đông Nhi - Ông Cao Thắng

Thế hệ Vpop 2023

Ca sĩ chật vật làm mới bản thân: Vì đâu chưa tới?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ