Bộ trưởng Giáo dục: Kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn cần thiết!

Kỳ thi tốt nghiệp THPT là vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm trong phiên họp Quốc hội vừa qua.

Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết gần 2 năm qua, đại dịch tàn phá tất cả lĩnh vực của đời sống, trong đó giáo dục bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều vấn đề nóng của ngành tiếp tục được đặt ra, trong đó có thi cử, kiểm tra, đánh giá học sinh trong bối cảnh Covid-19. 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT là vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý học sinh. Tình trạng nơi phải thi, nơi được đặc cách như phương án năm 2020 cũng khiến nhiều phụ huynh băn khoăn về tính công bằng. Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đặt câu hỏi "Liệu có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không"?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định kỳ thi đã được luật hóa. Mặt khác, kỳ thi có nhiều tác dụng trong đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Hiện nó vẫn là một trong những căn cứ để các đại học tuyển sinh.

bo truong giao duc ky thi tot nghiep thpt van can thiet - anh 0
Bộ trưởng Giáo dục trả lời chất vấn trước Quốc hội

Ông Sơn cho biết thêm Bộ đang lên phương án về hình thức thi linh hoạt hơn trong tình hình dịch. Bộ cũng đã và đang xây dựng ngân hàng đề đủ lớn để có thể thi nhiều lần hơn, thậm chí mỗi tỉnh một kế hoạch thi. "Nhưng như vậy thì sẽ phức tạp cho tổ chức. Nếu tổ chức cùng một đợt thì tốt hơn. Nếu bất đắc dĩ thi làm nhiều đợt thì sẽ dùng cách này", Bộ trưởng Sơn nói và khẳng định lại, "trước mắt việc thi THPT vẫn cần thiết".

Cũng liên quan đến các kỳ thi và việc đánh giá học sinh, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) đặt câu hỏi có nên lùi thời gian đánh giá học sinh trong bối cảnh học trực tuyến kéo dài và chất lượng không thể bằng học trực tiếp. Đại biểu này cho rằng có thể lùi một năm, coi năm học 2021-2022 là "trù bị".

bo truong giao duc ky thi tot nghiep thpt van can thiet - anh 0

Bộ trưởng Giáo dục không đồng tình với ý kiến trên. Theo ông, nếu chỉ vì tình hình dạy trực tuyến mà lùi thời gian kiểm tra, đánh giá thêm một năm là "không hợp lý". Học đến đâu nên kiểm tra, đánh giá đến đó, tính đến tác động khó khăn của dịch bệnh và dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình cốt lõi.

"Ngoài việc đánh giá học sinh, việc kiểm tra, đánh giá còn để biết tình hình của một năm, để có hướng bồi dưỡng, bồi đắp, khắc phục", ông Sơn nói.

Bộ trưởng Giáo dục "rất suy nghĩ" việc học sinh thờ ơ, điểm thấp môn Lịch sử

Bộ trưởng Giáo dục trả lời chất vấn: Chấm dứt việc dạy học theo văn mẫu, kiểm tra việc dạy online!

Giáo dục bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, 70.000 sinh viên không thể tốt nghiệp đúng hạn

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ