Giải ''bài toán'' của Chuyện Ma Gần Nhà với những chi tiết cực bí ẩn.
Chuyện Ma Gần Nhà là bộ phim hấp dẫn và gây ra không ít tranh cãi ở khắp các trang MXH. Phim lấy bối cảnh từ những năm 1960 của Sài Gòn, bên cạnh đó Chuyện Ma Gần Nhà còn lấy chất liệu từ những truyền thuyết đô thị được truyền miệng với nhau - đây là điểm đáng chú ý của bộ phim. Chuyện Ma Gần Nhà sẽ đưa khán giả đến những góc nhỏ của Sài Gòn và dường như mọi thứ trở nên thân thuộc nhưng đầy ma mị.
Chính vì câu chuyện có phần độc - lạ nên Chuyện Ma Gần Nhà đã không ít lần ''thách thức'' trí tưởng tượng của khán giả để hiểu rõ những câu chuyện mà phim mang lại. Đừng lo, thử thách đó đã có CineON giải đáp ngay lập tức.
Nội dung liên quan
1. Hình ảnh của cô Mía - Ái Như được hé lộ qua tấm gương phản chiếu
Hình ảnh của nữ minh tinh Ái Như thường được thể hiện qua những tấm gương phản chiếu, điều này thể hiện rằng gương mặt của Ái Như không phải của cô ấy và tất cả hào quang danh vọng chỉ là ảo. Bên cạnh đó, Ngọc Minh thường xuyên nằm mơ thấy ác mộng và có một tấm gương chiếu thẳng vào giường của cô, đây cũng là một điềm báo cho những điều xui rủi sắp đến.
Theo quan niệm của người Châu Á, Khi ngủ vào ban đêm, linh hồn của chúng ta sẽ rời khỏi cơ thể. Khi linh hồn nhìn thấy phản ánh riêng của mình, nó được giật mình. Do đó những giấc mơ xấu và những cơn ác mộng bắt đầu len lỏi cho ta giấc ngủ mộng mị.
Cuối cùng chi tiết tất cả những gì của Lan Hương cũng là của Ái Như, điều này dường như đã mở ra tất cả bí mật của câu chuyện.
2. Tai nạn của nhân vật Trường do Trần Phong thủ vai
Trong phần mở đầu của Chuyện Ma Gần Nhà, sự xuất hiện của 5 nhân vật với những sắc áo khác biệt đã tạo ra một bí ẩn. Đặc biệt nhân vật của Trần Phong khoác lên mình chiếc áo màu xám và vẻ mặt biến sắc đã báo hiệu cho cái chết. Khi gặp tai nạn trên đường đến nhà người bạn, có lẽ Trường không hề biết mình đã chết. Thứ hiện hình trước mặt 4 người bạn còn lại chỉ là linh hồn của Trường.
3. Huỳnh Thanh Trực - người không tên
Trong phần thứ 2 về Ông Kẹ Và Lời Hứa Với Ma Dữ, nhân vật của Huỳnh Thanh Trực không hề có tên. Điều này báo hiệu cho việc nhân vật vốn không có thật chỉ là nỗi ám ảnh và tưởng tượng của ông lão do nghệ sĩ Mạc Can thủ vai. Và mọi chuyện xảy ra đều nằm trong suy nghĩ của ông lão từ người đàn bà mặc áo đỏ cho đến người đàn ông muốn bán nhà.
4. Chuỗi ký ức của nhân vật
Các nhân vật của bộ phim đều thường xuyên chìm trong những cơn mơ không lối thoát. Nhưng chỉ có duy nhất ở phần 2 những giấc mơ đó là sự thật. Ngọc Minh bị Ái Như đánh lừa để ngỡ rằng bản thân nằm mơ. Nhưng hai phần sau, nhân vật chính thức chìm trong thứ gọi là ''mơ trong mơ'' và những ảo ảnh của bản thân.
5. Sự ngạc nhiên còn dang dở...
Trong phần mở đầu, khi Hà nói rằng rất may mắn là tụi mình vẫn còn liên lạc với nhau thì bỗng Chi tỏ ra ngạc nhiên. Điều này thể hiện rằng liệu có phải Chi đang bị hồn ma cô Bích nhập. Hồn ma cô Bích chưa thể siêu thoát sau phần 3 và đang nghe chính câu chuyện về mình nên mới khóc.
6. Bài hát về sự chết chóc
Bài hát Đừng Bỏ Em Một Mình của danh ca Lệ Thu là khúc hát đầy ám ảnh trong phim. Bài hát này chính là điềm báo cho sự chết chóc và những bí ẩn trong Chuyện Ma Gần Nhà.
Nguồn: TH&PL