Nghịch lý vừa xuất hiện trong năm 2021, auto tune cực thịnh trong rapgame, ngược lại tại Rap Việt ai dùng thì sẽ out.
Đóng tune: công thức thành công?
Với công chúng, cụm từ "Auto tune" bắt đầu được biết đến khi Rap Việt lên sóng. Mùa 1 của chương trình Rap Việt mở đầu cho sự bùng nổ của Melodic rap và auto tune với cặp đôi MCK - tlinh.
Nhờ đó, nhiều khán giả nhận định rằng, Melodic rap đang dần trở thành một trong những genre (tiểu thể loại - PV) thịnh hành nhất trong Rap.
Auto tune đang trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn, bắt đầu xuất hiện các trường hợp tận dụng triệt để phương pháp đặc biệt này nhằm tạo hàng loạt hiệu ứng catchy, thu hút người nghe, đồng thời che lấp đi khuyết điểm về giọng hát yếu, thiếu năng lực, sai kỹ thuật của một số nghệ sĩ.
Từ khi ra đời năm 1996, Auto-tune không được công chúng biết đến nhiều. Các nhà sản xuất đã lặng lẽ sử dụng nó trong những phòng thu biến nó thành một bảo bối bí mật để giúp họ có được những bản thu hoàn-hảo-đến-khó-tin.
Khán giả có thể thấy tại Việt Nam, một số nghệ sĩ ở khu vực phía Bắc như Wxrdie, QNT hay Coldzy thường xuyên sử dụng tune trong sản phẩm của mình và đã đạt được nhiều thành công nhất định. Các tổ đội nổi tiếng về tune có thể kể đến như DCOD với Sol7, HUSTLANG với VSOUL và Robber.
Và cũng có rất nhiều bản autotune đang được viral một cách chóng mặt. Gần như mọi bài hát đều có những bản remix bằng tune như:
hay ngay cả bài Quê Tôi cũng xuất hiện một phiên bản tune:
Việc "đóng tune" quá đà đã và đang hứng chịu vô số ý kiến chỉ trích từ người hâm mộ, đội ngũ phê bình, cho đến ngay cả trong nội bộ giới nghệ sĩ. Tuy nhiên, số lượng "tune thủ" vẫn đang tăng lên chóng mặt. Và nhiều người cho rằng, đóng tune chính là xu hướng, là thứ sẽ giúp một rapper thăng hạng nhanh chóng tại rap game.
Với sự đổ bộ của một loạt "tune thủ" như Sol7, VSOUL, PrettyXIX,... nhiều người nhận định rằng mùa 2 của Rap Việt sẽ là nơi những màn "đóng tune" theo kiểu Travis Scott được xuất hiện nhiều nhất.
"Nghịch lý" tại Rap Việt
Tại Rap Việt mùa 2, ekip sản xuất đã đầu tư hẳn công nghệ auto tune cho các thí sinh thỏa sức sử dụng mà theo lời giám khảo JustaTee là "được đóng auto tune ngập mồm". JustaTee cũng khẳng định rằng: "Không có auto tune, Melodic rapper không thể cháy hết 100% được".
Nhưng thật bất ngờ, trong số những thí sinh không được bấm chọn, có đến 2 người sử dụng auto tune là Dian ở tập 1 và EMD ở tập cuối cùng của vòng Chinh Phục.
Thêm vào đó, ngoại trừ VSOUL và PrettyXIX, những cái tên để lại ấn tượng đến bây giờ đều không dùng auto tune khi trình diễn. Ngay cả Sol7 - người được nhận định có khả năng auto tune tốt nhất Rap Việt - cũng chưa sử dụng công nghệ này.
Liệu, đóng tune, và cả Melodic Rap, đã out meta (lỗi thời - PV) tại Rap Việt?
Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ lại, thất bại của các Melodic Rapper và những người chơi auto tune tại Rap Việt mùa 2 phần lớn đều mang tính cá nhân.
Đối với Dian, lý do anh không được chọn đến từ việc nam rapper bị chênh - phô do không sử dụng auto tune. Theo Stilla D, thí sinh này chưa thể hiện hết khả năng của mình.
Còn với cái tên EMD, lý do có vẻ nằm ngoài phần âm nhạc hơn, khi các HLV còn rất ít sự lựa chọn, đồng thời cũng đã mang về được cho đội mình những Melodic Rapper phù hợp.
Nhiều khán giả nhận xét, phần dự thi của EMD hoàn toàn xứng đáng nhận được những cú đạp chọn từ các vị HLV nếu anh có chèn nhiều hơn phần Rap của mình vào trong đó.
Và hơn thế nữa, những Melodic rapper và tune thủ thực thụ như Sol7, Coldzy hay PrettyXIX đều đang mong muốn giấu bài cho những vòng tiếp theo.
Rap Việt mùa 2 chỉ mới vừa bắt đầu, và sẽ còn nhiều thứ thú vị ở phía sau. Câu hỏi "liệu đóng tune có bị lỗi thời?" chắc chắn sẽ được trả lời bằng thời gian. Càng tiến sâu hơn tại chương trình, những chiến binh sẽ càng gấp rút trong việc tung ra vũ khí mạnh nhất của bản thân.
Và xu hướng của Rap tại VIệt Nam vẫn đang là sự nổi trội từ các Tune thủ và những tổ đội sử dụng tune. Chính vì thế, khó có thể nói auto tune đang thoái trào.
Nguồn: TH&PL