8 điều thú vị về Trịnh Công Sơn "bỏ túi" cho "Trịnh fan tháng 6"

Những sự thật về cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà có thể khán giả chưa biết.

Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Có thể nói, Trịnh Công Sơn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền âm nhạc nước nhà, đồng thời các tác phẩm của ông đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe. Suốt cuộc đời, Trịnh Công Sơn luôn mang đến những tác phẩm đẹp, ca từ độc đáo, xoay quanh hai mảng đề tài lớn nhất là tình yêu và thân phận con người.

Trịnh Công Sơn sáng tác nhiều nhạc thiếu nhi

Bên cạnh các ca khúc bất hủ như Hạ Trắng, Diễm Xưa, Biển Nhớ, Cát Bụi... mang đậm chất thơ và nét trữ tình cá nhân, Trịnh Công Sơn còn sáng tác nhiều ca khúc vui tươi, đáng yêu dành cho thiếu nhi. Những bài hát do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho trẻ em có ca từ gần gũi, thân thương.

8 dieu thu vi ve trinh cong son bo tui cho trinh fan thang 6 - anh 0

Một số bài hát trở thành một phần ký ức gắn bó trong tuổi thơ mỗi người, chẳng hạn là ca khúc Mẹ Đi Vắng, Em Là Hoa Hồng Nhỏ, Khăn Quàng Thắp Sáng Bình Minh, Tiếng Ve Gọi Hè... Số lượng các ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chỉ có gần hai mươi tác phẩm nhưng rất đa dạng về nội dung.

Đam mê âm nhạc xuất phát từ... giường bệnh

Năm 1957, khi 18 tuổi, Trinh Công Sơn gặp tai nạn khi đang tập võ judo với người em trai,. Điều này khiến ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Thời gian nằm bệnh, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đọc nhiều sách về triết học, văn học và tìm hiểu về dân ca.

Ông từng thổ lộ: "Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy".  

8 dieu thu vi ve trinh cong son bo tui cho trinh fan thang 6 - anh 0

Tuy nhiên, theo một nguồn tin khác từ lời kể của bà Trịnh Vĩnh Trinh - em gái cố nhạc sĩ, Trịnh Công Sơn mất cha năm 18 tuổi, sống cùng mẹ và các em. Trở nên mơ hồ về cuộc đời khi còn quá trẻ, ông đội nắng nhiều tháng trời và lên mộ cha ngồi cả ngày, dẫn đến ốm nặng. "Khi khỏi, anh nhờ má mua cho cây đàn để viết nhạc".

Trịnh Công Sơn có 7 người em

Kể từ năm 18 tuổi, sau khi cha mất, Trịnh Công Sơn trở thành trụ cột gia đình. Ông có 7 người em, gồm 2 người em trai và 5 người em gái. Trịnh Công Sơn mua rất nhiều sách để đọc và dạy các em, chẳng hạn làm sao để con gái bước đi thật duyên dáng, khoan thai, cách ăn uống thế nào là lịch sự, phải phép... 

8 dieu thu vi ve trinh cong son bo tui cho trinh fan thang 6 - anh 0

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tỏ vẻ rất nghiêm khắc, thường xuyên đánh đòn các em của mình, nhưng tất cả cũng vì lúc đó vẫn còn trẻ, chẳng biết làm sao cho đúng.

Trịnh Công Sơn từng làm thầy giáo

Nổi tiếng với tư cách là một nhạc sĩ, ấy vậy Trịnh Công Sơn từng có thời gian trở thành nhà giáo. Ông từng học chuyên ngành Tâm lý Giáo dục Trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn tỉnh Bình Định (1962 – 1964). Sau khi mãn khóa, Trịnh Công Sơn lên B'Lao (nay là thành phố Bảo Lộc – tỉnh Lâm Đồng) dạy học tại trường sơ học Bảo An trong 3 năm (1964 – 1967).

8 dieu thu vi ve trinh cong son bo tui cho trinh fan thang 6 - anh 0

Những học sinh tại đây đa số là người dân tộc thiểu số nên thường phải nghỉ học để phụ ba mẹ làm nương rẫy. Thông cảm với sự nghèo khó của các em, dù điều kiện vật chất thiếu thốn, phải cuốc bộ đường dốc đến trường mỗi ngày, thầy giáo Trịnh Công Sơn luôn nhiệt tình, dành nhiều tình thương, sự quan tâm và bỏ thời gian dạy âm nhạc cho các em. 

Ngoài ra, theo thầy giáo Tạ Quang Sum - Hiệu trưởng trường THPT Trần Hưng Đạo (Cam Ranh, Khánh Hòa), Trịnh Công Sơn đã trở về làm giảng viên của trường Đại học Khoa học Huế. Từ niên khoá 1973 – 1974, trường Đại học Khoa học Huế tổ chức dạy nhiều tín chỉ nhiệm ý cho sinh viên các năm cuối. Trong đó, tín chỉ "Nhạc Trịnh Công Sơn" được sinh viên ghi danh học đông nhất.

Lần đầu Trịnh Công Sơn gặp Khánh Ly ở Đà Lạt

Theo chia sẻ từ chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lần đầu tiên ông gặp Khánh Ly khi tình cờ nghe hát ở Đà Lạt. Lúc đó, Khánh Ly chưa nổi tiếng, nhưng cố nhạc sĩ nhận thấy giọng hát của bà phù hợp với những ca khúc mình đang viết. Vì thế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mời Khánh Ly hát. Đây cũng là nơi bắt đầu cho mối duyên tri kỉ giữa hai người.

8 dieu thu vi ve trinh cong son bo tui cho trinh fan thang 6 - anh 0

"Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly", nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chia sẻ.

Trịnh Công Sơn từng là... diễn viên

Ngoài được biết đến với vai trò là nhạc sĩ hay nhà thơ, Trịnh Công Sơn còn là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư. Năm 1971, ông đóng vai chính trong phim Đất Khổ của đạo diễn Hà Thúc Cần, công chiếu năm 1974.

8 dieu thu vi ve trinh cong son bo tui cho trinh fan thang 6 - anh 0

Từ sau năm 1997, Trịnh Công Sơn xuất hiện nhiều trong các album băng hình VHS của mình. Ngoài ra, ông cùng bà Trịnh Vĩnh Trinh góp mặt trong những CD nhạc do ông sáng tác và được Hãng phim Phương Nam sản xuất trong giai đoạn này như Ru Tình, Tình Yêu Tìm Thấy, Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời, Cho Đời Chút Ơn,... 

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và niềm đam mê với bóng đá

Bên cạnh âm nhạc, thể thao là đề tài mà cố nhạc sĩ đặc biệt quan tâm. Năm 1998, World Cup được tổ chức tại Pháp và báo Tiền Phong làm tờ Tin nhanh World Cup để cập nhật thông tin mới về sự kiện này. Khi đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất vui vẻ khi được phỏng vấn đề bóng đá. Ông cho rằng: "Bóng đá và âm nhạc đều hấp dẫn con người ở cái đẹp. Người ta xem bóng đá và yêu thích bóng đá đẹp cũng như thích những tác phẩm âm nhạc vì vẻ đẹp của chúng".

8 dieu thu vi ve trinh cong son bo tui cho trinh fan thang 6 - anh 0

Trên thực tế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất thích và rất giỏi thể thao. Chỉ sau một tai nạn trong lúc tập võ và được truyển cảm hứng về âm nhạc, cố nhạc sĩ mới rời bỏ thể thao và tập trung vào sáng tác nhiều ca khúc cho âm nhạc Việt Nam.

Tranh cãi xoay quanh "bài hát cuối cùng" của Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn từng chia sẻ rằng bản thân không có ý định viết ca khúc cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của mình, vì thời điểm cuối là điều ông không thể bắt gặp được. "Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn".

8 dieu thu vi ve trinh cong son bo tui cho trinh fan thang 6 - anh 0

Có lẽ đúng thật rằng cố nhạc sĩ không có cái gọi là "bài hát cuối cùng", khi đến nay vẫn có nhiều ý kiến không biết đâu mới là sáng tác cuối của Trịnh Công Sơn. Nhiều người cho rằng đó là bài Như Một Lời Chia Tay bởi ca từ bài hát:

"Muốn một lần tạ ơn với đời

Chút mặn nồng cho tôi...

Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời

Như một lời chia tay".

Tuy nhiên, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo lại cho rằng ca khúc Tiến Thoái Lưỡng Nan mới chính là nhạc phẩm cuối cùng. "Đây là một bài hát nhịp một trì tục như những bước chân không nhanh không chậm. "Tiến/ thoái/ lưỡng/ nan/ đi/ về/ lận/ đận/ Ngày/ xưa/ lận/ đận/ không/ biết/ về/ đâu…".

Cuộc tranh cãi "Trịnh fan tháng 6": Yêu nhạc Trịnh theo phong trào là sai hay đúng?

Sau loạt lùm xùm với phim, Khánh Ly thăm mộ Trịnh Công Sơn trước đêm diễn: cuộc hội ngộ tri kỉ âm nhạc ra sao?

Khi các "nàng thơ" trong Em Và Trịnh hát nhạc Trịnh

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ