Ba nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada), phát minh công nghệ vaccine mRNA đạt giải danh giá nhất tại lễ trao giải VinFuture.
Trong buổi tối ngày 20/1/2022 vừa qua, lễ trao giải thưởng khoa học - công nghệ toàn cầu VinFuture với sự tham gia của nhiều nhà khoa học quốc tế xuất sắc và công bố những sáng kiến, phát minh phụng sự nhân loại. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự lễ trao giải cùng sự có của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. Đây được xem là một giải thưởng danh giá khi nâng tầm vị thế của Việt Nam đến bạn bè thế giới. Quỹ Future và giải thưởng VinFuture là cầu nối với cộng đồng khoa học trong nước với các nhà khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới, tạo động lực cho việc phát triển của khoa học công nghệ cao.
Tuy là mùa giải đầu tiên, VinFuture đã tiếp nhận 599 dự án tranh giải, trong đó, có gần 100 dự án đến từ các nhà khoa học nằm trong top 2% các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới. Nhiều người đã từng nhận được các giải thưởng cao quý như Giải thưởng Nobel, Giải thưởng Breakthrough, Giải thưởng Tang Prize, Giải thưởng Japan Prize…
Trong buổi lễ trao giải, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành một sự biết ơn đến những nhà khoa học, tôn vinh những công trình đoạt giải thưởng, tôn vinh những giá trị khoa học đóng góp cho nhân loại, tôn vinh những nhà khoa học đã ngày đêm nghiên cứu bằng trí tuệ vượt trội, trái tim nhiệt huyết và khát vọng cống hiến cho toàn thể nhân loại.
"Từ đại dịch Covid 19, được ví như một đám mây đen khổng lồ bao trùm lên cả thế giới, gây thảm họa đối với loài người và tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, chúng ta vẫn có mặt ở đây trong không khí hồ hởi, phấn khởi là điều rất đặc biệt và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong thời khắc khó khăn nhất của dịch bệnh, cả nhân loại đã đặt niềm tin, hy vọng và trông chờ vào các nhà khoa học để tìm ra vaccine, thuốc chữa, phòng chống Covid-19.
Và rồi cả thế giới như vỡ òa trong niềm vui, hạnh phúc khi biết đã có vaccine, thuốc đặc trị. Vaccine được ví như là lá chắn thép của nhân loại để vượt qua đại dịch Covid-19. Cả thế giới biết ơn, ngưỡng mộ các nhà khoa học - những người đã thực hiện sứ mệnh cao cả của mình. Chúng ta có mặt ở đây hôm nay bình yên, an toàn cũng chính nhờ các nhà khoa học, nhờ vaccine và thuốc đặc trị" - Thủ tướng chia sẻ trong buổi lễ trao giải.
Với những cống hiến và trở thành những người hùng của thời đại khi dịch bệnh Covid-9 xuất hiện, giải thưởng danh giá nhất tại lễ trao giải VinFuture đã thuộc về ba nhà khoa học gồm Katalin Kariko, Drew Weissman và Pieter Rutter Cullis với công nghệ vaccine mRNA cứu sống hàng triệu người nhận giải thưởng lớn nhất trị giá 3 triệu USD.
Người phụ nữ cả thế giới biết ơn đã trở thành chủ nhân của giải thưởng cao quý nhất của VinFuture tại Việt Nam. TS Katalin Kariko - tác giả công nghệ mRNA đứng sau vaccine Covid-19, cho rằng bà đến với khoa học chỉ với mục đích "giải bài toán thực tiễn".
TS Katalin Kariko (67 tuổi), Công ty Công nghệ sinh học BioNTech SE (Đức), người phụ nữ đã dành hơn nửa cuộc đời mình để theo đuổi công nghệ mRNA. "Mẹ đẻ" của công nghệ mRNA đứng sau vaccine Covid-19 được sinh ra trong một gia đình tiểu thương tại Hungary. Bà mơ ước trở thành một nhà khoa học từ những ngày trẻ.
Sau nhiều năm theo đuổi con đường học thuật bà làm việc tại Đại học Pennsylvania, thành phố Philadelphia năm 1989, tập trung nghiên cứu về ứng dụng trị bệnh của mRNA được phiên mã trong ống nghiệm. Tại Đại học Pennsylvania (UPenn), Weissman có những kế hoạch đầy tham vọng trong việc tìm kiếm vắc xin cho bệnh nhân AIDS.
Công trình của bà cùng cộng sự, tiến sĩ Drew Weissman ở Đại học Pennsylvania, đã đặt nền móng cho hai vaccine thành công do Pfizer-BioNTech và Moderna sản xuất. Cùng với việc tạo ra hạt nano lipid của Cullis, các công ty dược phẩm như Pfizer-BioNTech, Moderna đã sản xuất được các loại vaccine phòng chống Covid -19 nhanh chóng, hữu hiệu.
GS. Drew Weissman được biết đến là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y, Đại học Pennsylvania (UPenn, Mỹ). Trong sự nghiệp của mình, GS. Weissman đã dành hơn 15 năm nghiên cứu về RNA nhằm sản xuất vắc xin với một niềm tin lớn vào khả năng chữa bệnh dường như vô tận của mRNA tùy chỉnh.
Nhờ vào đó, BioNTech thiết kế vaccine mRNA trong vài giờ còn Moderna thiết kế vaccine trong hai ngày. Ý tưởng phía sau hai vaccine là đưa mRNA vào cơ thể để chỉ thị tế bào người sản sinh protein hình gai của nCoV. Hệ miễn dịch sẽ phát hiện protein đó, xem nó là vật thể lạ và biết cách tấn công nCoV nếu nó xuất hiện trở lại trong cơ thể. Vaccine cần một bong bóng chất béo bao bọc quanh mRNA và đưa nó tới tế bào để xâm nhập. Giải pháp nhanh chóng ra đời dựa trên 25 năm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, bao gồm Pieter Cullis ở Đại học British Columbia.
Pieter Cullis (Canada) đã có một đóng góp quan trọng để hoàn thiện vaccine, ông và các cộng sựđã đạt được những tiến bộ mang tính nền tảng trong việc tạo ra và đưa hệ thống các hạt nano lipid (LNP) vào tĩnh mạch dưới hình thức các loại thuốc dạng phân tử nhỏ và thuốc đại phân tử như RNA can thiệp nhỏ (siRNA). Công trình này góp phần tạo ra ba loại thuốc đã được các cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ và Châu Âu phê chuẩn để điều trị ung thư và các biến chứng liên quan.
Thành tựu nghiên cứu của Cullis đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp trị liệu gen sử dụng công nghệ LNP, với các đại diện tiêu biểu như: Moderna, CureVac, BioNTech và Intellia.
Tại buổi lễ trao giải vinh dự, "mẹ đẻ" của công nghệ mRNA đã có những chia sẻ vô cùng xúc động: "Xin cảm ơn Ngài Thủ tướng, các nhà sáng lập cho Giải thưởng này. Đây không phải là dấu chấm dứt của tất cả mọi thứ mà là mở ra liệu pháp, hành trình vaccine mới, thế thệ vaccine mới cho những bệnh tật khác nhau. Điều quan trọng hơn nữa là sự mở đầu cho hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Điều quan trọng nhất, tôi không phải là người nhận giải thưởng này. Mà là hàng nghìn nhà khoa học đã đi trước tôi, hàng nghìn nhà khoa học sau tôi sẽ tiếp bước nghiên cứu này để đưa ra cách chữa bệnh mới cho các căn bệnh mới".
Nguồn: TH&PL