1001 câu hỏi vì sao: Hội chị em ngó lơ content red flag trên mạng

Các red flag xuất hiện khắp nơi nhưng một số chị em lại nhắm mắt làm ngơ, để rồi sa chân vào cuộc tình không đáng. Lý do là gì?

1001 câu hỏi vì sao: Hội chị em ngó lơ content red flag trên mạng

Cụm từ red flag chắc hẳn đã quá phổ biến với những người trẻ. Nó thu hút được sự quan tâm của nhiều người đang trong mối quan hệ yêu đương.

Red flag hay còn gọi là cờ đỏ. Đây là thuật ngữ ám chỉ những nguy hiểm tiềm ẩn, là dấu hiệu cảnh báo một mối quan hệ hay người nào đó mà bạn nên đề phòng.

Trên các trang mạng xã hội cũng xuất nhiều rất nhiều content liên quan đến chủ đề này, vô số bàn luận sôi nổi đến từ những người trong và ngoài cuộc. Thế nhưng, nhiều bạn nữ chọn cách phớt lờ dù biết mình đang trong mối quan hệ độc hại. Vậy, lý do của sự thờ ơ đó thực chất là gì?

Chắc là tại hormone?

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng tình yêu xuất phát từ trái tim. Đúng nhưng chưa đủ. Thực ra tình yêu bị chi phối bởi rất nhiều hormone. Cảm giác hưng phấn tuyệt vời mà bạn có được khi yêu là kết quả của việc cơ thể tiết ra nhiều hormone. Những chất hóa học này tạo ra cảm giác tuyệt vời, giống như ta đang được bay lượn trên cao. Và khi ấy hormone làm mờ đi khả năng phán đoán và lu mờ lí trí của những người đang yêu.

1001 cau hoi vi sao hoi chi em ngo lo content red flag tren mang - anh 0
Chắc hormone đã nói với não rằng: Đừng quan tâm mấy clip "điểm mặt" red flag.

Có rất nhiều chất hóa học tham gia vào quá trình hình thành tình yêu như Dopamine. Đây là chất làm con người cảm thấy hạnh phúc.Yếu tố này lý giải tại sao các cặp đôi đang yêu lại tập trung tất cả sự chú ý vào nhau và hiếm khi nghĩ về bất cứ điều gì khác. Tình yêu còn giúp cơ thể sản sinh ra Endorphins - thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, tạo cảm giác hạnh phúc và thanh thản. Đây là chất xuất hiện khi có những tiếp xúc vật lý, đóng vai trò trong các mối quan hệ lâu dài. 

Sức mạnh của hormone lớn vô cùng. Chúng chi phối cảm xúc và lý trí của con người. Điều này giải thích tại sao nhiều người phớt lờ lời cảnh cáo từ bạn bè, gia đình. Nếu bạn bè đã khuyên rằng "bỏ người yêu đi", "anh ấy không tốt đâu", "quen với người đó không hạnh phúc" nhưng không hiệu quả. Thì content red flag chỉ như hạt cát trên sa mạc hay giọt nước giữa đại dương. 

Mắc kẹt trong sự mơ mộng  

Tin chắc với những cặp đôi yêu nhau, nhất là các bạn gái sẽ luôn lâng lâng trong cảm xúc ngọt ngào. Khi ấy, mọi lời nói và hành động của người kia đều có sức nặng. "Ai nói gì nói, người yêu là nhất" - chắc nhiều người đã rơi vào tình trạng này.

Một số chị em luôn có tư tưởng tôn thờ tin yêu, mơ mộng rằng mình sẽ có một chuyện tình đẹp như phim. Tuy nhiên, chị em lại quên rằng phim ảnh cũng có lúc bình thường hóa red flag. Chỉ là những tình tiết lãng mạn đã trấn áp các cảnh cáo đỏ. 

1001 cau hoi vi sao hoi chi em ngo lo content red flag tren mang - anh 0
"Cờ đỏ hả? Mình mặc kệ, chỉ lo yêu thôi". - Câu chuyện chung của nhiều người đang yêu.

Vì quá tin vào tình yêu nên nhiều người đã mặc kệ những dấu hiệu tiêu cực, mệt mỏi. Họ phớt lờ các red flag bắt gặp trên mạng dù biết bản thân đang gặp phải điều đó. Họ tin rằng đối phương sẽ tốt hơn mỗi ngày.

Hoặc khi bắt gặp những bài đăng giúp mối quan hệ lành mạnh hơn, biện pháp chữa lành tổn thương tình cảm, họ vẫn kệ và nghe theo con tim. 

Không muốn thừa nhận sai lầm 

Red flag được mổ xẻ trên khắp các trang mạng xã hội. Nhiều hội nhóm tâm sự, fanpage về tình yêu cũng chỉ ra những kiểu tình yêu hay người yêu nên từ bỏ. Nhiều người còn kể câu chuyện cá nhân để mong người dùng mạng né xa các thể loại trai tệ, mối tình cực đoan. Tuy nhiên, cảnh cáo thì đầy và người thích rơi vào vùng đỏ cũng thế.

Khác với đàn ông, đa phần phụ nữ khi bắt đầu một mối quan hệ yêu đương luôn muốn có sự gắn kết lâu dài và đi đến một tương lai tốt đẹp. Họ xem người đó là chỗ dựa và tương lai. Chính vì thế, họ luôn sợ mất đi người yêu.

1001 cau hoi vi sao hoi chi em ngo lo content red flag tren mang - anh 0
Luôn tin rằng sự lựa chọn này là cuối cùng và đúng đắn nhất. Thừa nhận bản thân đã sai như các bài viết trên mạng đã nói là điều đáng sợ đối với họ.

Khi bắt gặp content về red flag, một số chị em sẽ cho rằng câu chuyện của bản thân không giống như vậy. Thay vì tin vào những bài đăng, dấu hiệu hay bắt cứ điều gì trên mạng, họ lựa chọn tin bản thân. Họ muốn chứng minh bản thân là đúng rồi sau đó cố gắng sửa chữa những cái rối rắm, hỗn độn trong nhận thức chứ không lựa chọn từ bỏ. 

Trauma Bonding (mối gắn kết tổn thương)

Nhiều content về red flag chỉ rõ nguồn cơ khiến mối quan hệ trở nên khốn đốn và độc hại. Kéo xuống phần bình luận, nhiều netizen vô cùng đồng tình với những nhận định đó. Thế nhưng vẫn có người lên mạng than trời vì lỡ sa vào những câu chuyện đau khổ? Trauma Bonding là một trong những nguyên nhân lý giải hợp lý nhất.

Kẻ "bạo hành" tình yêu xuất hiện trong các content red flag thường sử dụng một thủ đoạn thao túng: Nói lời yêu; Khiến đối phương mệt mỏi; Nhận lỗi, chuộc lỗi bằng những món quà; Nói lời khen ngợi quá mức; Gây tổn thương. Vòng tuần hoàn yêu ghét này đã vô tình tạo ra một mối gắn kết mang tên Trauma Bonding.

1001 cau hoi vi sao hoi chi em ngo lo content red flag tren mang - anh 0
Mối liên kết từ sự vỡ vụn khiến nhiều người không tỉnh táo trước các lời cảnh cáo, báo động.

Trong group Facebook có tên The Young Love, những câu chuyện về red flag luôn khiến người đọc phẫn nộ. Chủ nhân của những bài viết này luôn được khuyên "hãy bỏ đi". Thế nhưng, chủ nhân của các bài viết không chấp nhận chuyện bản thân đang rơi vào mối quan hệ đầy red flag. Họ luôn tìm cách lý giải hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Tiến sĩ Patrick J - người sáng lập Viện Chuyên gia Chấn thương và Nghiện Quốc tế (IITAP) cho rằng: Mối liên hệ chấn thương xảy ra khi "nạn nhân" liên kết với người phá hoại họ. Chưa hết, mối liên kết này vô cùng mạnh và được thúc đẩy bởi quá trình sinh học trong cơ thể. Càng ở trong trạng thái yêu đương độc hại lâu, người ta càng có tính chịu đựng, nhẫn nhịn và thậm chí là yêu mãnh liệt hơn. Vì thế, dù có bao nhiều red flag trước mắt, họ vẫn chọn cách không nhìn, không hiểu.

Đón nhận content liên quan đến red flag

Ngày nay những content, những câu chuyện, những lời cảnh báo về red flag xuất hiện rộng khắp mạng xã hội. Chúng ta hãy nhìn nhận vào những vấn đề trong bài viết về các cờ đỏ. Hãy đón nhận nó một cách khách quan nhất, đừng cố lờ đi để phá huỷ bản thân từng ngày. Đây là cách để ngăn chặn tổn thương từ sớm. Học hỏi kinh nghiệm yêu từ các câu chuyện của người khác trên mạng cũng là cách hay.

Mỗi người đều có cho mình những ngôn ngữ và cách thể hiện tình yêu khác nhau. Giới tính nào cũng xứng đáng với mối quan hệ lành mạnh. Khi mối quan hệ nảy sinh những vấn đề, hãy thẳng thắn trao đổi với đối phương rằng "bạn đang cảm thấy như thế nào?". Điều này có thể không dễ dàng nhưng nó là biện pháp tốt nhất để chữa cháy cho tình yêu và tạo nền tảng cho một mối quan hệ lành mạnh.

Tiếp thu các kiến thức trên mạng là tự chữa lành hiệu quả. Tìm kiếm thông tin tích cực, các vấn đề tâm lý trong tình yêu, tham gia các hội nhóm về yêu để được chia sẻ.

Vì sao trào lưu Study With Me được đón nhận trên toàn cầu?

Tại sao ai cũng đòi giải cứu Diễm My?

Social Talk: Bắt nạt trực tuyến - khi nạn nhân trở thành đối tượng bị công kích

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ