Ý nghĩa món ăn Việt qua góc nhìn của đạo diễn phim quốc tế

Ẩn sau cách chế biến tinh tế cùng vẻ đẹp "hữu tình" của mỗi món ăn Việt là những dụng ý nghệ thuật được các nhà làm phim thế giới khéo léo cài cắm.

Canh chua, cơm rau, nước chấm,... tưởng là thức ăn dân dã chỉ rung động những người con xa xứ, lại mang giá trị vị nghệ thuật, vị nhân sinh qua lăng kính tài hoa của các nhà làm phim. 

Tô canh chua trong “Beef”

y nghia mon an viet qua goc nhin cua dao dien phim quoc te - anh 0
Bát canh chua trong phim "Beef".

Trong loạt phim về cuộc sống của người gốc Á tại Mỹ, diễn viên Hồng Đào xuất hiện trong tập 8 cùng với mâm cơm gia đình Việt quen thuộc. Nổi bật giữa bàn ăn là món canh chua, đầy thương nhớ với dọc mùng, cà chua, thịt cá. Theo Zing, bát canh chua đại diện cho "câu chuyện chua chát về người gốc Á trên đất Mỹ".

y nghia mon an viet qua goc nhin cua dao dien phim quoc te - anh 0
Tạo hình diễn viên Hồng Đào trong phim

Zing chia sẻ: "Dù nấu theo kiểu nào, bát canh chua đều có vị thanh, là sự kết hợp hài hòa của chua, ngọt và mặn. Người mẹ sử dụng món canh quê hương giản dị để thết đãi con gái lâu ngày xa nhà. Nó được cho là cầu nối cho buổi tâm sự khó nói giữa các thành viên gia đình Amy (Ali Chong).

Song, cùng ngồi chung trên bàn ăn, Amy và ba mẹ luôn xuất hiện trong khung hình ở vị thế đối diện. Góc quay này từng được nhiều đạo diễn sử dụng với mục đích tô điểm cho sự đối nghịch giữa các chủ thể.

Chính vì thế, giữa Amy và ba mẹ luôn bị một bức tường vô hình ngăn cách. Đó là khoảng trống của những bí mật chưa kể, của những mâu thuẫn và hiểu lầm không tìm ra lối thoát. Và bát canh chua, xuất hiện ở giữa như những chất chứa tâm sự đủ mùi vị. Mang sự gần gũi, thân thuộc, nó dường như là khao khát "trói buộc" hai thế hệ ngồi cùng bàn ăn nhưng tâm hồn xa cách nhau".

Đĩa rau xào trong “Mùi Đu Đủ Xanh”

Đạo diễn Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng ngoài theo đuổi sự duy mỹ trên màn ảnh, con là người luôn đề cao các giá trị thuộc về quê hương, xứ sở. Mùi Đu Đủ Xanh là phim điện ảnh nằm trong bộ ba phim về văn hóa Việt Nam của ông, với khung hình tập trung vào lối ăn, lối mặc của người dân giai đoạn 1950.

Nhân vật chính là Mùi (Trần Nữ Yên Khê), một cô gái đi ở cho gia đình gốc Bắc làm nghề buôn vải ở Sài Gòn. Tác phẩm nhận hai giải tại Cannes, đồng thời được đề cử giải Oscar cho “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” vào năm 1993.

Trong phim, cảnh nhân vật của cố nghệ sĩ Ánh Hoa chỉ Mùi cách xào rau được nhiều khán giả nhận xét là "kinh điển". Theo Kênh14, "lý do khiến phân cảnh xào rau hấp dẫn vì những thước phim được đạo diễn Trần Anh Hùng quay rất chỉn chu, màu sắc được phủ lên vô cùng hấp dẫn. Cách xào rau của cố nghệ sĩ Ánh Hoa cũng làm nhiều người bất ngờ và phải chảy nước miếng vì quá thèm.

y nghia mon an viet qua goc nhin cua dao dien phim quoc te - anh 0
Một cảnh trong phim "Mùa Đu Đủ Xanh"
y nghia mon an viet qua goc nhin cua dao dien phim quoc te - anh 0
Cận cảnh cách chế biến món rau xào trong phim của đạo diễn Trần Anh Hùng.

Cách bà giúp việc xào rau cũng thật đặc biệt, phải dùng mỡ lợn để khi xào rau có độ óng ánh nhất định. Sau đó sẽ bỏ ra dĩa trước để tránh rau bị chín quá rồi mới đảo tiếp thịt lợn trong chảo. Rồi cuối cùng nhanh tay xào hai món rau, thịt lại với nhau để cho nóng rồi mới trình bày ra dĩa".

Món phở trong “The Taste of Pho”

Trong phim của đạo diễn Nhật Mariko Bobrik, phở là món ăn hàn gắn một gia đình đang trên bờ vực tan vỡ. Long (Thăng Long Đỗ) là đầu bếp người Việt, tay ôm con đến Châu Âu để tìm kế sinh nhai. Đối mặt với sự khác biệt về văn hóa là một chuyện, không những thế người đầu bếp phải học cách hiểu đứa con đang ở độ tuổi vị thành niên của mình. 

y nghia mon an viet qua goc nhin cua dao dien phim quoc te - anh 0
Hình ảnh người cha trong phim "The Taste of Pho"

Món phở trong phim được khắc họa công phu, khi máy quay đặt để từ lúc tô phở chỉ là những nguyên liệu riêng lẻ như thịt bò thái lát, quế, hồi, thảo quả,... đến khi nó tỏa hương nghi ngút khắp bếp nhà.

Hình ảnh bát phở hòa quyện từ các nguyên liệu phức tạp, giống với hình ảnh những người xa xứ phải tìm cách hòa nhập trong một vùng đất mới. Phở ấm nóng, đầy đủ vị mặn - ngọt - chua - cay, như tình cha con trải qua đủ thăng trầm của cuộc đời, mới cô đọng thành những giá trị yêu thương thân thuộc nhất. 

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ