Các bên đã căng và quyết bảo vệ thương hiệu của mình đến cùng.
Sau khi chính thức ký kết bản quyền với tập đoàn JKN đơn vị chủ sỡ hữu cuộc thi Miss Universe tại Việt Nam, bản quyền Miss Universe Vietnam được xác nhân về tay Lan Khuê và công ty Elite với giám đốc quốc gia là Quỳnh Nga.
Nội dung liên quan
Tuy nhiên, theo thông cáo báo chí gửi trước đó, phía Unicorp cho biết vẫn sẽ là đơn vị tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 theo đăng ký, nắm giữ bản quyền và tên gọi trong nước.
Song, "khai phát súng đầu" mở ra cuộc tranh chấp tên gọi "Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam" là khi tổ chức mới nắm giữ bản quyền Miss Universe Vietnam bất ngờ sử dụng danh xưng Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam cho cuộc thi của mình. Việc này ngay lập tức nhận về vô vàn sự tranh cãi và phản đối quyết liệt từ phía cộng đồng các fan sắc đẹp.
Các bên liên quan lần lượt lên tiếng
Chia sẻ về việc tên gọi cuộc thi và những uẩn khúc xoay quanh bản quyền tên gọi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, bà Thuý Nga cho biết: "Chúng tôi không nặng nề chuyện lấy tên Việt hay tên tiếng Anh bởi "chiếc áo không làm nên thầy tu". Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi nắm giữ bản quyền tổ chức cuộc thi Miss Universe Vietnam - Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam và đề cử người thắng giải đến Miss Universe - Hoa hậu Hoàn vũ.
Về việc bị trùng tên cuộc thi, chúng tôi cũng đã thấy bên Uni đưa ra thông tin như thế. Nhưng sau họp báo ký kết bản quyền sỡ hữu với Miss Universe chúng tôi sẽ bàn bạc kỹ hơn về vấn đề này. Nhưng có thể khẳng định, nếu trường hợp bị trùng tên cuộc thi, đối với chúng tôi không phải vấn đề lớn".
Ngay lập tức, đáp trả những hành động được cho là "thiếu chuyên nghiệp" của tổ chức mới nắm giữ bản quyền Miss Universe Vietnam, ông Trần Việt Bảo Hoàng - CEO Unimedia đã chính thức có những phát ngôn đầy thiện chí những cũng cực kỳ quyết liệt để bảo vệ thương hiệu Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam.
Đỉnh điểm của "cuộc chiến" là khi tổ chức Miss Universe chính thức vào cuộc, Giám đốc pháp lý của JKN - Mark D'Alelio bất ngờ gửi thông cáo báo chí với những phát ngôn khó hiểu. Cụ thể, họ chia sẻ: "Chúng tôi đã gửi thư thông báo ngừng hoạt động tới Unicorp vào ngày 20/2 nêu rõ rằng Unicorp không có quyền sử dụng tài sản trí tuệ của chúng tôi, vì giấy phép của họ không được gia hạn và việc sử dụng bất kỳ tài sản trí tuệ nào (bao gồm tên Hoa hậu Hoàn vũ và bản dịch tiếng Việt của nó là Hoàn hậu Hoàn vũ Việt Nam) phải chấm dứt ngay.
Chúng tôi muốn nói rõ rằng chúng tôi là chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu hiệu Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Do đó, chúng tôi sẽ thực hiện mọi hành động pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình. Chúng tôi hy vọng rằng sự làm rõ này sẽ giải quyết mọi hiểu lầm và xác nhận rằng Unicorp không có quyền sử dụng tài sản trí tuệ của chúng tôi".
Đáp lại lời tuyên bố của tổ chức Miss Universe, Unicorp phủ nhận toàn bộ những tuyên bố đó và quyết bảo vệ thương hiệu "Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam" cho đến cùng.
Cụ thể, Unicorp chia sẻ:
"Là đơn vị đã từng nhiều năm kí kết bản quyền với các thông tin cụ thể, rõ ràng với tổ chức Miss Universe, chúng tôi tin rằng, việc kí kết của đơn vị nắm bản quyền mới và JKN Global chỉ bao gồm việc sở hữu bản quyền cử đại diện Việt Nam đến Miss Universe và thương hiệu Miss Universe Vietnam, không bao gồm thương hiệu "Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam" - một thương hiệu độc lập với tổ chức Miss Universe, được xây dựng và phát triển trong 15 năm qua bởi Unicorp – Unimedia tại Việt Nam."
Chia sẻ về những vấn đề gây tranh cãi trên, tổ chức Miss Universe Vietnam cũng đã có một bài đăng nhằm "rộng đường dư luận" ngay trên trang chủ của mình. Đơn vị này tuyên bố rằng, họ đổi tên fanpage theo yêu cầu và chỉ thị của tổ chức Miss Universe.
Bên cạnh đó, họ cũng nhấn mạnh rằng, tên gọi "Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam" là sự tranh chấp riêng giữa vấn đề pháp lý của MUO và đơn vị giữ bản quyền cũ "cần được giải quyết một cách hợp lý để tránh gây tranh cãi và ảnh hưởng đến uy tín của cuộc thi."
Như vậy đến hiện tại, phía Unicorp đã đưa ra đầy đủ các cơ sở để bảo vệ thương hiệu Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam và đều dựa theo luật mà làm. Trong khi đó, tổ chức mới nắm giữ bản quyền Miss Universe Vietnam thì dựa theo chỉ thị của tổ chức Miss Universe.
Đồng nghĩa vụ tranh chấp liên quan thương hiệu "Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam" đã không chỉ dừng ở những tuyên bố của tổ chức trong nước mà đã liên quan tới các tổ chức quốc tế.
Chia sẻ với báo điện tử Thể thao và Văn hoá (TTXVN), nữ luật sư Trần Tám, người đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp luật liên quan đến lĩnh vực bản quyền ở Việt Nam cũng chia sẻ:
"Nếu vụ việc này được đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi mà công chúng vẫn thắc mắc về tên gọi các cuộc thi sắc đẹp. Sự việc diễn ra như thế nào phụ thuộc vào việc hai bên yêu cầu gì, cung cấp chứng cứ ra sao để chứng minh cho các yêu cầu của mình là hợp lý. Và tất nhiên, như tôi nói từ đầu, lợi thế sẽ thuộc về bên nắm giữ các chứng nhận về quyền sở hữu trí tuệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp."
Nội dung liên quan
Nguồn: TH&PL