Văn hóa tôn kính người lớn có đang dần biến mất trong xã hội của những người trẻ?

Văn hóa tôn kính người lớn là một điểm quan trọng trong văn hóa của các quốc gia, nhìn vào văn hóa này, chúng ta có thể nắm bắt rõ hơn sự khác biệt văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.

Trước đây, Hàn Quốc được gọi là "Đông phương lễ nghi chi quốc", với ý nghĩa là đất nước coi trọng việc giữ gìn lễ nghi ở phương Đông. Tuy nhiên, liệu có phải gần đây đất nước này đang dần mất đức tính quan tâm và nhượng bộ lẫn nhau?

Một biểu hiện rõ nhất của văn hóa này có thể kể đến chính là việc nhường ghế cho người lớn tuổi trên xe buýt. Bình thường, trên xe buýt công cộng thường dán các tờ thông báo với nội dung "Hãy nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ". Nhưng đây chỉ là "lời cảm phiền" về mặt đạo đức chứ không phải điều luật mà tất cả mọi người cần tuân theo. Dẫn đến có hai vấn đề thường xảy ra: Đầu tiên là việc người trẻ thiếu tinh ý, không nhường ghế cho người già; thứ hai là người già sử dụng "đặc quyền già" của mình để “ép” người trẻ ưu tiên chỗ ngồi cho mình. 

van hoa ton kinh nguoi lon co dang dan bien mat trong xa hoi cua nhung nguoi tre - anh 0
Nhường ghế cho người già là một trong những biểu hiện điển hình của văn hóa tôn kính người lớn

Tuy nhiên, cho đến gần đây, những người trẻ Hàn Quốc ngày càng suy nghĩ theo lối: "Mối quan hệ giữa người trẻ và người lớn ở châu Âu không cần phải quá chú ý đến lễ nghĩa và thoải mái hơn’ và hiểu lầm rằng việc xóa nhòa đi truyền thống tôn kính người lớn là ‘cool’ và rằng đó là ‘Tây hóa’. Tuy nhiên, đây lại là một hành vi suy đồi và là một tệ nạn xã hội vì nó đã vượt ra khỏi đạo đức căn bản nhất của một con người.

Phương Tây hay châu Âu, từ trước đến nay luôn được biết đến như là một nền văn hóa tự do, dân chủ. Điều đó thể hiện trong văn hóa ứng xử và cả ngôn ngữ của họ. Trong ngôn ngữ phương Tây, đại diện là tiếng Anh, không có ngữ pháp "kính ngữ'', mà ở đây, mọi người đều bình đẳng, từ trẻ con đến người lớn, từ chức vị cao đến nhân viên bình thường, đều sử dụng ngôi xưng là ''I'' và ''You". Trong khi đó, ngữ pháp "kính ngữ'' lại đặc biệt phát triển và đa dạng trong tiếng Hàn Quốc, đây cũng là một khó khăn cho người nước ngoài khi học ngoại ngữ này.

van hoa ton kinh nguoi lon co dang dan bien mat trong xa hoi cua nhung nguoi tre - anh 0

Người phương Tây, khi gặp gỡ, họ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Trong khi đó, người Hàn khi gặp người lớn, người có địa vị cao hơn lại luôn cúi người, mang hàm ý hạ thấp bản thân xuống và thể hiện sự kính trọng với đối phương. Nhưng người phương Tây luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội, với người lớn cũng vậy. Ở phương Tây cũng có văn hóa tôn kính người lớn nhưng ngay cả với người lớn phương Tây, quan niệm về tôn kính người lớn của họ cũng thoải mái hơn phương Đông rất nhiều vì họ vốn suy nghĩ rất thoáng, người trẻ có thể thoải mái bày tỏ ý kiến và giao lưu với người già. Trong khi đó, phương Đông lại cực kỳ coi trọng văn hóa tôn kính bề trên này, và thường có xu hướng ''phục tùng'' bề trên.

''Đừng bao giờ kết bạn với người không biết tôn kính cha mẹ hay người lớn”, đây không phải là lời răn dạy của Khổng Tử hay Mạnh Tử, mà là lời của nhà triết học Socrates. Một người Hàn Quốc sống tại Mỹ khoảng tuổi 60 đã từng rất tức giận với video ghi lại hành vi không đúng mực của thanh niên với người lớn tuổi được đăng lên các trang mạng Hàn Quốc và nói rằng người trẻ ngày nay đang hiểu sai về chủ nghĩa cá nhân và tự do - những đặc trưng của văn hóa phương Tây. Người này nói thêm rằng chủ nghĩa cá nhân tồn tại trên nghĩa vụ mà mỗi người phải tuân thủ.

van hoa ton kinh nguoi lon co dang dan bien mat trong xa hoi cua nhung nguoi tre - anh 0

Văn hóa "tôn kính người lớn'' là một truyền thống đẹp, dù là ở vùng văn hóa nào. Người Hàn Quốc đã lớn lên với câu tục ngữ về tôn kính người lớn: “Nếu hiếu thảo với bố mẹ thì sẽ sinh ra con hiếu thảo, còn ngược lại sẽ sinh con bất hiếu”, “Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Không có thế giới nào lạnh lẽo và bất hạnh như thế giới không có người lớn. Người ta vẫn bảo rằng chỉ cần nghe tiếng ho và tiếng giày của người lớn thôi là đã có thể học được đạo lý rồi.

Người ta lo lắng rằng xã hội ngày nay đang dần bị cho là xã hội không có người lớn. Giới trẻ đang dần thay thế vị trí của thế hệ cũ, ngay cả trong gia đình, những đứa trẻ cũng đang trở thành trung tâm. Vì con cái, người lớn phải tiết kiệm tiền tiêu vặt. Và khi trở thành người già, hiện tượng cuộc sống bị đe dọa và bị bỏ rơi đang gia tăng nhanh chóng. Người lớn thì phải chắt bóp từng đồng một để nuôi con cái. Và khi về già, hiện tượng người già bị đe dọa và bị bỏ rơi đang ngày càng tăng mạnh.

van hoa ton kinh nguoi lon co dang dan bien mat trong xa hoi cua nhung nguoi tre - anh 0

Mặc dù dân số già đang tăng nhanh nhưng hiện tượng thoái thác người cao tuổi đang trong tình trạng biến động. Tuy trách nhiệm của quốc gia đối với phúc lợi của người cao tuổi rất nặng nề, nhưng các chính sách vẫn đang tiếp tục được duy trì. Nhìn lại những người lớn ngày nay, có lẽ họ đã từng là nền tảng cho sự phát triển của quốc gia đấy chứ. Trong quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thế hệ người lớn bây giờ đã từng là những người cống hiến hết sức mình trong những năm tháng ấy. Dù vậy nhưng bây giờ, họ lại đang lùi về phía sau và trở thành những người thất bại của thời đại.

Việc văn hóa giới trẻ đang lan rộng ở mọi ngóc ngách của xã hội và người lớn đang bị đè nén bởi tiếng nói của giới trẻ cũng là một khủng hoảng xã hội. Thiết nghĩ chính sách giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội và người già cần phải được bắt đầu trước hết là từ việc tôn kính họ. Giá trị quan và suy nghĩ có thể thay đổi và cởi mở, nhưng không thể vì thế mà đánh mất đi những giá trị đạo đức cơ bản nhất của con người.

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ