Những phân tích từ KFF, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ cho thấy những ghi nhận về vaccine phòng Covid-19 với nhóm người thuộc cộng đồng LGBTIQ+.
Các phân tích trước đây đã phát hiện ra rằng cộng đồng LGBTIQ+ chịu gánh nặng không tương xứng từ dịch bệnh, bao gồm khó khăn về kinh tế và các vấn đề sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, nghiên cứu đã cho thấy các cá nhân LGBTIQ+ có tỷ lệ mắc bệnh đi kèm cao hơn, bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong hệ thống y tế.
Ghi nhận về vaccine đối với cộng đồng LGBTIQ+
Một phần người trưởng thành thuộc cộng đồng so với những người trưởng thành dị tính nói rằng họ đã nhận được ít nhất một liều vaccine (82% so với 66%) và 8/10 báo cáo đã được tiêm chủng đầy đủ. Điều này có thể phản ánh thực tế là số lượng lớn những người trưởng thành là LGBTIQ+ có khả năng tiêm vaccine một cách không cân xứng.
Tuy nhiên, mức độ tiêm phòng cao ở những nhóm đối tượng này đáng chú ý vì họ là nhóm dân số trẻ hơn. Gần một nửa (45%) người trưởng thành trong số đó dưới 30 tuổi - một nhóm tuổi có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn so với nhóm dân số lớn tuổi.
Gần 2/3 người trong cộng đồng (65%) ủng hộ việc chính phủ liên bang khuyến nghị người sử dụng lao động yêu cầu nhân viên của họ tiêm vaccine, trừ khi họ thuộc những ngoại lệ về y tế. Ngày càng ít người trưởng thành dị tính đồng ý với các nhiệm vụ do Chính phủ đề xuất, với sự phân chia nhóm giữa ủng hộ họ (50%) và không ủng hộ (47%).
Một tỷ lệ lớn hơn những người thuộc LGBTIQ+ tin rằng mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh thường bị giới truyền thông đánh giá thấp, điều này có thể phản ánh những khó khăn về sức khỏe tinh thần và kinh tế mà họ phải đối mặt. Đây cũng có thể là một yếu tố khiến họ tương đối nhiệt tình và có tinh thần ủng hộ vaccine cao. So với các nhóm yếu thế khác trong lịch sử có xu hướng ủng hộ vaccine thấp hơn, mức độ tiêm chủng cao này có thể là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu sự chênh lệch hơn nữa về tác động của dịch bệnh đối với cộng đồng LGBTIQ+.
Vấn đề sử dụng vaccine ở cộng đồng LGBTIQ+
Tính đến tháng 7/2021, cứ 10 người trưởng thành là LGBTIQ+ thì có 8 người báo cáo đã được tiêm vaccine, theo Giám sát vaccine phòng Covid-19 mới nhất của KFF thì một tỷ lệ lớn hơn những người trưởng thành thuộc cộng đồng cho biết đã nhận được ít nhất một liều tiêm. 18% người trưởng thành là LGBTIQ+ vẫn chưa được tiêm chủng, một tỷ lệ nhỏ hơn so với những người trưởng thành không thuộc cộng đồng (32% trong số đó vẫn chưa được tiêm chủng).
Trong phân tích của KFF về dữ liệu thăm dò vào tháng 4 và tháng 5 thì có 56% người trưởng thành trong cộng đồng cho biết đã được tiêm phòng, 5% muốn tiêm "càng sớm càng tốt" và 20% khác muốn "chờ xem", hầu hết phù hợp với ý định được báo cáo trong số công chúng nói chung. 59% trong số họ đã được tiêm chủng, 6% muốn tiêm ngay và 14% "chờ xem". Khoảng 1/10 người LGBTIQ+ cho biết họ chắc chắn sẽ không tiêm phòng (11%) hoặc chỉ tiêm nếu được yêu cầu (7%), cũng tương tự như ý định của dân số nói chung.
Tuy nhiên hiện nay, một tỷ lệ lớn hơn trong số những người trưởng thành là LGBTIQ+ cho biết đã được tiêm chủng. Một phân tích trước đây của KFF đã kiểm tra các nhóm nhân khẩu học trong dân số chưa được tiêm chủng cho thấy, những người trưởng thành vẫn chưa được tiêm chủng có xu hướng lớn tuổi hơn, trình độ học vấn và thu nhập thấp hơn, nhóm này chiếm một phần lớn số người chưa được tiêm chủng.
Quan điểm về Covid-19 và vaccine
Ngoài việc tiếp nhận tiêm chủng cao hơn, các cá nhân thuộc cộng đồng LGBTIQ+ có quan điểm khác nhau về cách các phương tiện truyền thông đã miêu tả mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, cũng như nguy cơ tương đối của vaccine so với virus. 31% cho rằng những gì được nói trong tin tức "thường đánh giá thấp" mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh so với 18% người trưởng thành không phải LGBTIQ+. 40% người trong cộng đồng nói rằng tin tức này "nói chung là đúng" khi nó miêu tả mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19, tương tự như tỷ lệ những người trưởng thành dị tính cũng báo cáo như vậy (44%).
Nhất quán với quan điểm về Covid-19 nói chung, phần lớn những người trưởng thành là LGBTIQ+ nói rằng nguy cơ bị nhiễm bệnh có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của họ lớn hơn so với việc tiêm phòng (82%), trong khi 14% cho rằng việc tiêm phòng là rủi ro lớn hơn. Khoảng 69% người dị tính đồng ý rằng việc bị nhiễm bệnh là một nguy cơ lớn hơn, mặc dù tỷ lệ này có phần ít hơn so với nhóm LGBTIQ+.
Tương tự như những người trưởng thành khác, người LGBTIQ+ nói chung có mức độ tin tưởng cao vào hiệu quả của vaccine. 2/3 trong số họ cho rằng vaccine hiện nay là "cực kỳ" hoặc "rất" hiệu quả trong việc ngăn ngừa bị bệnh nặng hoặc nhập viện nếu bị nhiễm bệnh (67%) và tử vong do Covid-19 (66%). Ngoài ra, 56% khác nói rằng vaccine có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người mắc Covid-19 và 45% nói điều tương tự khi lây nhiễm sang người khác.
Giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tiêm ngừa vaccine là một trong những biện pháp hữu hiệu để chúng ta bảo vệ sức khoẻ và trở lại cuộc sống bình thường. Tuyến bài Toàn cảnh Vaccine sẽ giúp độc giả có cái nhìn tích cực, lạc quan và sự hiểu biết nhất định về vaccine Covid-19 để nâng cao ý thức tiêm ngừa và phòng chống dịch bệnh.
Nguồn: TH&PL