Tranh cãi việc Tiến Quân Ca bị tắt tiếng

Tranh cãi xoay quanh vấn đề bản quyền của Quốc ca Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tối ngày 6/12, khi trận đấu AFF Cup Việt Nam với Lào được phát sóng trên Youtube, đơn vị sở hữu bản quyền Next Media đã chủ động tắt tiếng Quốc ca, kèm theo lời giải thích: "Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm".

tranh cai viec tien quan ca bi tat tieng - anh 0

Vụ việc đang gây nhiều tranh cãi, dư luận đặt câu hỏi: "Từ bao giờ Bài hát của Quốc gia lại thuộc bản quyền của một tổ chức khác?"

Một số khán giả bày tỏ quan điểm giống nhau: "Xấu hổ quá! Quốc ca của một đất nước mà không được cất lên. Cần phân biệt giữa bản phối của Hồ Gươm với bản phối Quốc ca của Hồ Gươm Audio." 

Nhiều người thể hiện thái độ gay gắt hơn khi cho rằng: "Không thể tin nổi đến Quốc ca hồn thiêng của dân tộc mà còn bị rao bán hoặc không tự chủ được thì tốt nhất các cầu thủ nên hủy tham gia giải đấu."

Thậm chí không ít khán giả còn khẳng định hành động trên làm xấu đi hình ảnh của nước ta trong mắt bạn bè quốc tế. 

tranh cai viec tien quan ca bi tat tieng - anh 0
Cộng đồng mạng bức xúc về vấn đề Quốc ca bị đánh bản quyền

Ngoài ra, họa sĩ Văn Thao - con trai của cố nhạc sĩ Văn Cao bày tỏ sự bức xúc với sự việc trên. "Chúng tôi đã làm đúng nguyện vọng của nhạc sĩ Văn Cao. Tiến quân ca hoàn toàn là tài sản của Nhà nước và Nhân dân."

tranh cai viec tien quan ca bi tat tieng - anh 0

"Theo tôi, hiện tại Bộ Văn hóa, Bộ Ngoại giao và Hội nhạc sĩ chưa làm được một bản Quốc ca để sử dụng thống nhất trong nước cũng như Quốc tế. Bản thân, cố nhạc sĩ Văn Cao có bản phối khí rồi, tại sao không dùng luôn bản của nhạc sĩ? Giờ mỗi người phối khí bản nhạc một kiểu, không thống nhất. Theo tôi đây là một sơ suất!" - ông chia sẻ thêm.

tranh cai viec tien quan ca bi tat tieng - anh 0

Sáng 7/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc với các cơ quan liên quan đến sự cố. Qua đó, Bộ chính thức ý kiến: "Nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này một cách trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng)".

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam.

Đến trưa cùng ngày, fanpage kênh Next Sports đưa ra thông báo: "Từ hôm nay (7/12), khán giả của Next Sports và người hâm mộ sẽ được hưởng thụ trọn vẹn phần nghi lễ bao gồm Quốc ca trước mỗi trận đấu của đội tuyển Việt Nam trên mọi nền tảng phát sóng".

Trước đó vào tháng 11, vấn đề bản quyền của Tiến Quân Ca cũng đã gây tranh cãi khi công ty BH Media cho biết họ sở hữu bản ghi Tiến Quân Ca do Hồ Gươm Audio thu âm, ủy quyền cho đơn vị sử dụng. Vào khoảng thời gian đó, đại diện của BH Media giải thích rằng các cá nhân, tổ chức có thể tự bỏ tiền sản xuất một bản ghi Tiến Quân Ca riêng.

Tối ngày 16/11, trên kênh YouTube của đơn vị có bản quyền tiếp sóng trận đấu Việt Nam - Saudi Arabia của VTV, vì ban tổ chức phát bản ghi Tiến quân ca do hãng đĩa Marco Polo của Mỹ sản xuất nên kênh đã mất doanh thu. Sản phẩm do hãng này bỏ tiền thu âm, đăng ký bản quyền trên YouTube, ai muốn sử dụng bản ghi phải xin phép.

Nghiêm cấm bất cứ ai ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam

Phần Chào cờ trong trận đấu giữa Việt Nam - Lào bị tắt tiếng vì lý do bản quyền?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ