Sau Việt Nam, Lào, Cambodia và Myanmar cũng lần lượt đổi chủ nắm giữ bản quyền Miss Universe.
Không thể phủ nhận một điều rằng, những ngày gần đây, mọi chủ đề tranh luận và bàn tán đều xoay quanh cuộc thi Miss Universe. Một lần nữa, cuộc thi khẳng định vị trí "chánh cung" và sức nóng cực lớn của mình đối với giới điệu mộ trên toàn thế giới.
Nội dung liên quan
Tuy vậy, sức nóng của cuộc thi lại đa phần là những chỉ trích, lên án, phàn nàn về cách làm việc, tổ chức và những quy luật oái ăm dưới thời chủ mới.
Đặc biệt, phải nói đến việc, một số tổ chức quốc gia nắm giữ bản quyền Miss Universe bị đổi chủ và "khai tử" Miss Universe tại đất nước của mình (trong đó có Việt Nam) đã khiến những fan sắc đẹp trên toàn thế giới xôn xao. Theo đó, người trả giá cao nhất sẽ có được nhượng quyền thương mại sở hữu bản quyền Miss Universe quốc gia và được cử đại diện đến dự thi.
Trước đó, khi bỏ tiền để mua lại cuộc thi Miss Universe, nữ tỷ phú chuyển giới Anne Jakapong Jakrajutatip cũng đã thông báo về việc tổ chức đấu giá để duy trì bản quyền cuộc thi. Bà Anne không ngần ngại xác nhận mục đích thương mại hóa cuộc thi Miss Universe để thực hiện những cải tổ mới mẻ.
Đến hiện tại đã có 12 nước và chắc chắn sẽ nhiều hơn 12 nước mất bản quyền Miss Universe và buộc phải đổi chủ nắm giữ bản quyền.
Nếu để ý kỹ, khán giả sẽ dễ dàng nhận thấy được rằng, có đến 6 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á lần lượt phải thay đổi đơn vị nắm giữ bản quyền Miss Universe. Điều này cho thấy, thị trường Đông Nam Á là một trong những thị trường "màu mỡ" để phát triển và "làm tiền" đối với các cuộc thi về nhan sắc.
Bằng chứng rằng, hán giả Việt Nam đang ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho lĩnh vực hoa hậu. Điều này giống các quốc gia khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Dựa trên quan sát từ các cuộc thi quốc tế như Miss Universe, Miss World, Miss Grand International hay Miss Earth, thí sinh Đông Nam Á luôn nhận được sự theo dõi sát sao, ủng hộ nồng nhiệt từ khán giả nước nhà. Các bài đăng, hình ảnh về thí sinh Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia hay Cambodia thường có lượt "like" và tương tác rất cao.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều nhà đầu tư sẽ hứng thú với các cuộc thi sắc đẹp hơn các nước châu Ân hoặc các nước phát triển, nên khi bản quyền Miss Universe lên bàn đấu thuầ, chuyện "giằng xé", "được - mất" là chuyện không thể tránh khỏi.
Nội dung liên quan
Nguồn: TH&PL