Các cặp đôi đồng tính ở Thái Lan được phép đăng ký kết hôn, được pháp luật bảo hộ, có quyền và nghĩa vụ như các cặp vợ chồng dị tính khác.
Vào ngày 7/6 vừa qua, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha khẳng định Dự luật Đối tác Dân sự là một đạo luật mới nhằm đáp ứng nhiều thay đổi mới mẻ trên toàn cầu. Đặc biệt, nó đảm bảo quyền bình đẳng giới và đa dạng giới tính.
Nội dung liên quan
Với nhiều vấn đề liên quan đến ràng buộc pháp lý bởi các thành viên trong gia đình như quyền thừa kế, lập di chúc, đại diện ký cam kết phẫu thuật hay nhiều vấn đề xã hội khác. Việc sửa đổi một số luật hiện hành về mối quan hệ đồng giới và hôn nhân đồng giới là điều đáng được quan tâm.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc công nhận hôn nhân đồng giới và mối quan hệ giữa các cặp đôi đồng giới cần được pháp luật bảo hộ. Do đó, Dự luật đối tác dân sự đã được thông qua vào 7/2020 được Chính phủ Thái Lan cân nhắc tính thiết yếu và lấy ý kiến công chúng. Dự luật cũng đã được Hội đồng Nhà nước, cơ quan tư vấn cho Chính phủ Thái Lan xem xét trước khi chuyển cho Nội vào ngày 7/6 vừa qua.
Nội dung liên quan
Cụ thể, nội dung của Dự luật của Thái Lan cho phép các cặp đôi đồng tính đăng ký kết hôn, nhận con nuôi, đòi quyền thừa kế, cùng đứng tên thừa kế tài sản và bao gồm cả điều khoản ly hôn. Theo đó, Dự định này cũng các cặp đôi muốn đăng ký kết hôn phải từ 17 tuổi trở lên và có ít nhất 1 trong 2 người phải là công dân Thái Lan.
Được biết, Dự luật sẽ được trình lên Quốc hội để thông qua trước khi chính thức có hiệu lực. Nếu Dự luật được ban hành chính thức, Thái Lan sẽ là nước đầu tiên trong Đông Nam Á công nhận hôn nhân đồng giới.
Nguồn: TH&PL