Tại sao nhạc cao điểm trên Pitchfork lại kiệm người nghe?

"Nhạc cao điểm trên Pitchfork là một chiếc áo quá cỡ mà không phải ai cũng sẵn sàng khoác lên"

1. Pitchfork là gì?

Pitchfork là một trang chuyên phê bình các sản phẩm âm nhạc tại thị trường USUK. Một bài phê bình tốt có thể khiến cho nghệ sĩ "một bước lên mây" và mang lại những cơ hội mà ai cũng khao khát. Ngược lại, một bài phê bình xấu có thể khiến cho nghệ sĩ thiệt thòi đủ hướng, thậm chí là bỏ nghề. Uy quyền và đẳng cấp của Pitchfork gói gọn trong 2 vế này. 

tai sao nhac cao diem tren pitchfork lai kiem nguoi nghe - anh 0
Lorde là trường hợp nổi bật của một bài phê bình tốt. Sự công nhận của Pitchfork là một trong những tiền đề cho danh hiệu "thần đồng âm nhạc" cũng như những thành tích vượt trội của cô.
tai sao nhac cao diem tren pitchfork lai kiem nguoi nghe - anh 0
Travistan là trường hợp điển hình của một bài phê bình cực đoan. Sản phẩm này đã bị liệt vào danh sách đen và bị cấm phát trên các nền tảng âm nhạc. Kể từ đó không ai còn nghe đến tên Travis Morrison nữa.
tai sao nhac cao diem tren pitchfork lai kiem nguoi nghe - anh 0
Sức ảnh hưởng của Pitchfork được thể hiện rõ ràng qua 2 trường hợp trên.

Nhạc cao điểm trên Pitchfork là gì?

Nhạc cao điểm trên Pitchfork được nhắc trong bài này là những sản phẩm đạt điểm số tối đa. Một số trường hợp nổi bật gần đây phải nhắc đến là: Fetch The Bolt Cutters - Fiona Apple, Live Through This - Hole, Off The Wall - Michael Jackson,... Đây là những sản phẩm đạt điểm số 10.0 và cũng là con điểm cao nhất mọi thời đại trên nền tảng Pitchfork.

Tuy nhiên, xét về mặt thị trường, mặc dù được Pitchfork đánh giá cao nhưng những sản phẩm trên lại thể hiện không tốt bằng những sản phẩm thấp điểm hơn mình. Nói cách khác dễ hiểu hơn là "cao điểm nhưng lại không kẹt xe". Tại sao lại như thế?

tai sao nhac cao diem tren pitchfork lai kiem nguoi nghe - anh 0
Được Pitchfork gọi tên là sản phẩm mới xuất sắc nhất nhưng có lẽ bạn cũng chưa từng nghe qua Fetch The Bolt Cutters đúng không?

Hiểu rõ hơn về nhạc cao điểm

Trước khi đi vào tìm hiểu tại sao "cao điểm nhưng không kẹt xe" thì chúng ta cần hiểu rõ hơn về bản chất của nhạc cao điểm.

Nhạc cao điểm trên Pitchfork thường là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn về mặt sản xuất, hòa âm phối khí và đặc biệt là giá trị nghệ thuật mà nó mang lại. Một sản phẩm càng "nghệ" thì điểm số của nó càng cao. Cũng chính vì vậy mà những album sở hữu điểm số tối đa thường mang tính trừu tượng hơn cả trừu tượng, hàn lâm hơn cả hàn lâm. Fetch The Bolt Cutters là một ví dụ gần nhất.

Trong bài phê bình dài gần 2000 từ bởi tác giả Jenn Pelly đăng tải vào tháng 04.2020, hết 1500 từ là nhấn mạnh về dụng ý nghệ thuật trong câu từ lẫn giai điệu của từng bài hát, qua đó ca ngợi giá trị nghệ thuật mà Fetch The Bolt Cutters mang lại. Album cũng là một trong những sản phẩm đương đại hiếm hoi đạt được con điểm tối đa của Pitchfork.

tai sao nhac cao diem tren pitchfork lai kiem nguoi nghe - anh 0
Sự trừu tượng đó được thể hiện rõ từ tên album, tên ca khúc cho đến nội dung. Nếu không phải là chuyên gia thì có lẽ Fetch The Bolt Cutters sẽ không phải là "tách trà" của bạn.

Tại sao "cao điểm nhưng không kẹt xe"?

Nói đến đây thì có lẽ mọi người đều có thể hình dung được câu trả lời cho câu hỏi này. Đây lại là câu chuyện xưa cũ về nhạc hàn lâm và nhạc thị trường. Không thể phủ nhận rằng những sản phẩm cao điểm trên Pitchfork đều là sự kết tinh từ những tinh túy, giá trị nghệ thuật chân chính trong âm nhạc. Tuy nhiên, số lượng người đủ khả năng để tiếp thu loại hình tinh túy đó, nghiệt ngã thay, lại là thiểu số trong thị trường âm nhạc đầy cạnh tranh của hiện tại. 

Nhạc cao điểm trên Pitchfork là một "chiếc áo quá cỡ" mà không phải ai cũng sẵn sàng khoác lên. Cũng chính vì mà dẫn đến số phận đáng buồn là "cao điểm nhưng không kẹt xe".

tai sao nhac cao diem tren pitchfork lai kiem nguoi nghe - anh 0
Nhạc cao điểm trên Pitchfork là một "chiếc áo ngoại cỡ" mà không phải ai cũng sẵn sáng khoác lên.

Một số nguyên nhân khác

Thêm một khía cạnh khác từ câu chuyện đáng buồn trên đó chính là mặc dù giá trị nghệ thuật luôn được khuyến khích để duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng đó lại là tiêu chí ít-được-tìm-kiếm bởi các hãng đĩa, nguyên nhân liên quan đến thu nhập và doanh thu của tổ chức. Ngược lại, các hãng đĩa hiện tại đa số đều ưu tiên những tiêu chí như như tính đại chúng, tính thị hiếu cao, những tiêu chí mà hãng đĩa lẫn công chúng đều có nhu cầu.

Nhu cầu này cũng xuất phát từ sự tác động của nhịp sống hiện nay. Do sự tác động của nhịp sống vội vã, chóng vánh nên thói quen giải trí của con người cũng thay đổi theo. Hãy tưởng tượng bạn tan làm về nhà trong trạng thái mệt mỏi và một ca khúc khó tiếp thu từ câu từ đến giai điệu được bật lên. Lúc này cho dù có kiệt sức đến mấy thì bạn cũng sẽ nhấn cho bằng được nút skip. Người nghe đang cần là nghe nhạc để giải bày, chứ không phải nghe nhạc để giải mã.

tai sao nhac cao diem tren pitchfork lai kiem nguoi nghe - anh 0
Lệch thị hiếu cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho những sản phẩm điểm cao bị hắt hủi bởi thị trường âm nhạc.

Cũng chính vì những lý do trên mà hầu hết những nghệ sĩ làm nghệ thuật chân chính đều là những nghệ sĩ tự do và chỉ được biết đến trong một số cộng đồng nhất định. 

Nhạc thị trường và giá trị ảo

Nếu như nhạc hàn lâm là những sản phẩm đầy giá trị nghệ thuật thì nhạc thị trường là hoàn toàn ngược lại. Theo thuongvu thì nhạc thị trường được định nghĩa như sau:

Nhạc Việt

Logo VieZ

Tôi cho rằng nhạc thị trường là loại nhạc ít mang tính nghệ thuật, được sinh ra chỉ đơn thuần là để đáp ứng thị hiếu của người nghe nhạc một thời điểm nào đó và sau đó bị quên ngay như chưa từng xuất hiện. Nhạc thị trường không đòi hỏi cao ở người nghe, ai cũng có thể nghe được và thuộc được, ca từ chỉ đảo quanh nội dung yêu đương nhàm chán (giận hờn, nhớ tiếc, tình cũ…). Dòng nhạc này lại không kén người hát, những ca khúc thuộc hàng thị trường tương đối dễ hát, thậm chí người được gọi là ca sĩ cũng chả cần có kiến thức tương đối đầy đủ về âm nhạc. Người sáng tác những ca khúc thị trường không cần đợi ý tưởng mà chỉ cần sáng tác vội theo thị hiếu.

Trích lời thuongvu - Nguồn vnexpress.net

Tính giải trí là thế mạnh nhưng cũng chính là điểm yếu của nhạc thị trường. Vì sự lấn át của tính giải trí mà giá trị nghệ thuật nhạc thị trường mang lại rất thiển cận. Bởi lẽ nghệ thuật là để thưởng thức chứ không phải để giải trí. Mặc dù mang giá trị nghệ thuật thấp nhưng không thể phủ nhận giá trị tinh thần mà nhạc thị trường mang lại. Tuy nhiên giá trị tinh thần đó lại chỉ trôi nhanh trong một khoảnh khắc và gần như không có tác dụng nào ngoài sự giải trí. Đó không khác gì một giá trị ảo.

tai sao nhac cao diem tren pitchfork lai kiem nguoi nghe - anh 0
Câu chuyện nhạc thị trường cũng đã từng gây tranh cãi tại Việt Nam. Nhiều người cho rằng vì âm nhạc được nghe miễn phí nên người nghe không được quyền đòi hỏi.

Làm thế nào để "cao điểm và gây kẹt xe"?

Nhạc quá hàn lâm thì ít người nghe mà nhạc quá thị trường thì thiếu đẳng cấp. Để đi đường dài, nghệ sĩ sẽ phải kết hợp cả hai. Điều này nghe tương đối phi lý tuy nhiên đã có không ít trường hợp nghệ sĩ thành công nhờ sự kết hợp khéo léo này. Trường hợp đầu tiên có lẽ phải kể đến là Taylor Swift.

Từ những ngày đầu sự nghiệp, Swift đã thành công mang nhạc đồng quê (một thể loại nhạc vô cùng kén người nghe lúc bấy giờ) và biến nó trở thành một xu hướng âm nhạc phổ biến trên khắp thế giới qua album Fearless. Xét về mặt thương mại, Fearless đạt độ thành công gần như là tuyệt đối 11 tuần nhất bảng, chứng nhận kim cương và vô số các giải thưởng lớn nhỏ. Ngoài ra, sản phẩm cũng được công nhận về tính hàn lâm khi được Pitchfork chấm cho số điểm là 8.1 (kém hơn 1.9 so với con điểm tuyệt đối). Vì là một sự kết hợp giữa thị trường và hàn lâm nên con điểm này là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên nếu đổi lấy con điểm 1.9 đó để lấy lại sự thành công thương mại thì đó lại là một sự trao đổi hoàn toàn xứng đáng nhỉ?

tai sao nhac cao diem tren pitchfork lai kiem nguoi nghe - anh 0
Fearless: Một sự kết hợp hoàn hảo giữa hàn lâm và đại chúng

Một ví dụ gần gũi hơn có lẽ là Hoàng Thùy Linh với album đầu tay: Hoàng. Tương tự như Fearless, Hoàng vận dụng những chất liệu dân gian vô cùng khéo léo và biến nó thành những sản phẩm âm nhạc được đánh giá cao về mặt giá trị nghệ thuật lẫn tinh thần. Điều này cũng được công nhận bởi BTC của lễ trao giải Cống Hiến vào năm 2020.

tai sao nhac cao diem tren pitchfork lai kiem nguoi nghe - anh 0
Hoàng là sản phẩm thắng giải Album của năm tại lễ trao giải Cống Hiến năm 2020.

Tạm kết:

Không thể không công nhận rằng, để có thể thành công và đi đường dài, người nghệ sĩ bắt buộc phải thay đổi tầm nhìn của mình sao cho phù hợp với thị hiếu của khán giả. Nói cách khác, người nghệ sĩ phải "nhập gia tùy tục" nếu như muốn những sản phẩm của mình tiếp cận nhiều hơn là chỉ một cộng đồng. 

Người làm nên nghệ thuật hàn lâm là một nghệ sĩ, nhưng người có thể kết hợp hàn lâm và đại chúng là một nghệ nhân.

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ