Sư phạm là chiếc hộp khuôn khổ đầy quy chuẩn? Gen Z sẽ phá vỡ và chinh phục!

Nghề giáo - nghiệp “lái đò sang sông”, một nghề thật đáng kính, giờ đây như “giấc mộng dài” đối với thế hệ trẻ. Nhưng vẫn đâu đó có những Gen Z yêu mến cái nghiệp trồng người từ những ngày còn bé thơ.

Có một nghề thầm lặng cao quý, có những lặng thầm lẻ loi giữa cuộc sống hiện đại đầy náo nhiệt. Những người chọn gõ đầu trẻ, “cõng chữ” qua bao bản làng, phố thị, từ miền ngược đến miền xuôi rồi ra tận đảo xa. Nghề giáo - nghiệp “lái đò sang sông”, một nghề thật đáng kính, giờ đây như “giấc mộng dài” đối với thế hệ trẻ. Nhưng vẫn đâu đó có những Gen Z yêu mến cái nghiệp trồng người từ những ngày còn bé thơ.

Bước vào Sư Phạm vào một chiều cuối ngày học, chúng tôi bắt gặp vài cô giáo, thầy giáo tương lai, tò mò xem vì sao họ lại chọn học Sư phạm mà không phải là một ngành nghề nào khác, vì người trẻ, Gen Z có còn chuộng “sư phạm” nữa đâu.

su pham la chiec hop khuon kho day quy chuan gen z se pha vo va chinh phuc - anh 0
Nghề Sư phạm lặng thầm với bao cống hiến cho đời.

Sư phạm không phải là sự lựa chọn đầu tiên nhưng là sự gắn bó cuối cùng

Tuổi trẻ là những ngày tháng được vẫy vùng với những giấc mơ xa, chạy theo bao đam mê, thực tế hơn với câu chuyện kinh tế, chọn ngành học cũng thời thượng, không thất nghiệp. Nhưng tuổi trẻ luôn có những va vấp, cuộc đời luôn cho bản thân ta những ngã rẽ bất ngờ nhưng hữu duyên. 

Có những nguyện vọng 2, 3 đã làm nên một mối duyên nợ, có những điều tình cờ làm nên mình của hiện tại. Khi nhắc đến Sư phạm, chọn nghề giáo để học để làm, không phải người trẻ nào cũng đặt bút để nó ở nguyện vọng 1 trong phút giây trọng đại đầu đời. 

Ở Đại học Sư Phạm, chúng tôi gặp Sang, một chàng trai nhỏ người đầy cá tính, một vẻ ngoài rất vui tươi, năng động, hỏi ra mới biết cậu bạn là sinh viên năm cuối ngành sư phạm Ngữ Văn. Nhắc về con đường đến với Sư phạm, cậu bạn xem nó là duyên, chữ duyên đó đã đồng hành cùng Sang trong những năm tháng dưới mái trường này. 

su pham la chiec hop khuon kho day quy chuan gen z se pha vo va chinh phuc - anh 0
Sư phạm không là lựa chọn đầu tiên nhưng là sự gắn bó cuối cùng - Thế Sang, sinh viên năm 4 khoa Sư phạm Ngữ văn (Đại học Sư Phạm TP.HCM).

“Đây là một ngôi trường khá có duyên với mình. Thực chất trước đây chưa bao giờ nghĩ mình sẽ học sư phạm cho đến lúc gần cuối ngày đổi nguyện vọng, mình lại đăng ký ngành Sư phạm Ngữ văn. Ban đầu mình chọn Sư phạm Địa lý vì xuất phát điểm của mình là Địa, nhưng do một vài yếu tố tác động nên mình đã nên duyên với Sư phạm Ngữ văn và học cho đến bây giờ rồi yêu nó từ bao giờ cũng chẳng biết".

Thật ra trong quá trình đi thực tập lần 1 thì mình cảm thấy yêu thích nghề nhà giáo hơn. Bởi vì suốt hai năm vừa mới vào trường, mình chưa thực sự yêu thích nghề giáo, nó chỉ mới dừng lại ở việc học lý thuyết và học chuyên ngành. Mình chưa tưởng tượng được mình sẽ làm gì. Đến khoảng sau thời gian đi kiến tập thì mình được tiếp xúc với học sinh, tự nhiên mình được sống lại khoảng thời gian học cấp 3. Bây giờ trong mình cảm thấy yêu thích nghề nhà giáo” - Thế Sang chia sẻ.

su pham la chiec hop khuon kho day quy chuan gen z se pha vo va chinh phuc - anh 0
Khi nhắc đến Sư phạm, chọn nghề giáo để học để làm, không phải người trẻ nào cũng đặt bút để nó ở nguyện vọng 1 trong phút giây trọng đại đầu đời

Chọn Sư phạm, chọn nghề giáo  - đơn giản vì yêu mà đến 

Có những sự nên duyên, thì đâu đó cũng là những đam mê và nhiệt huyết của tuổi trẻ. Ngày nhỏ có những điều ước đám con nít hay bảo nhau lớn lên sẽ làm bác sĩ, lớn lên sẽ làm kỹ sư, và có rất nhiều ước mơ được làm cô giáo. Gieo những niềm yêu thích, phấn đấu học tập, chọn Sư phạm vì những điều bình dị, giản đơn nhất. 

Cô bạn Uyển Nhi tíu tít chia sẻ về việc chọn học “nghề giáo”: “Mình yêu thích Sư phạm bởi vì từ những năm tháng cấp 2, cấp 3 mình đã rất thích làm giáo viên và hay dạy cho những đứa em ở trong nhà, hàng xóm làm mình có thêm niềm tin yêu vào việc bản thân thích Sư phạm. Niềm đam mê sư phạm nó cứ đeo đuổi theo chị suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Và đến lúc thi đại học, có thêm một phần tác động đến từ phía gia đình muốn chị theo ngành sư phạm. Và mình đã duyên mãn tại ngôi trường này”. 

su pham la chiec hop khuon kho day quy chuan gen z se pha vo va chinh phuc - anh 0
Mình yêu Sư phạm vì từ nhỏ mình đã có ước mơ trở thành Cô giáo - Uyển Nhi, sinh viên năm 4 khoa Sư phạm Ngữ văn (Đại học Sư Phạm TP.HCM).

Quả thật, đến với nghề cao quý này, ở bản thân mỗi bạn đều xuất phát từ niềm yêu mến giảng dạy từ thuở bé, từ những ngày còn được là những cô cậu học trò đang ngồi trên ghế nhà trường.

 “Mình thích môn hóa và mình rất muốn vào môi trường sư phạm. Nhưng so với điểm chuẩn thì mình không đủ điểm nên mình tìm nhiều hội hơn đến các ngành liên quan tới môn hóa cũng như chuyên về giảng dạy hóa học. Bởi vì mình yêu hoá và dành tình yêu rất lớn cho nghề lái đò”. Những lời tâm sự đầy nghẹn ngào của bạn Ngọc Ngân khiến chúng tôi có chút nao lòng. Được biết Ngân sinh ra lớn lên tại Sài Gòn, cứ ngỡ cô bạn sẽ chọn những ngành thật hot, “chạy đua” với thành phố năng động này nhưng sâu trong đáy mắt của bạn, chúng tôi thấy ánh lên một niềm yêu mãnh liệt với nghề nhà giáo.

Cậu bạn Minh Vũ cũng có chút bộc bạch: “Thứ nhất là mình thích sư phạm. Thứ hai là đây là môn mình đạt điểm cao nhất và mình cảm thấy tiếng anh rất hữu dụng. Giới trẻ ngày nay đặc biệt là những bạn học chuyên về Tiếng anh thường chọn cho mình những nhóm ngành học hot để có cơ hội việc làm tốt hơn, nhưng chắc là vì mình yêu nghề giáo hơn cả những gì mình nghĩ” .

su pham la chiec hop khuon kho day quy chuan gen z se pha vo va chinh phuc - anh 0
Một tình yêu dành cho nghề Giáo, mình yêu nó hơn những gì mình nghĩ - Minh Vũ sinh viên khoa Sư phạm Tiếng anh (Đại học Sư phạm TP.HCM).

Lựa chọn Sư phạm là bỏ mình vào chiếc hộp khuôn khổ, quy chuẩn

Trong sự nghiệp trồng người của bao người thầy người cô vẫn luôn mang trên mình những chuẩn mực nhất định, những cương vị đầy trách nhiệm lớn lao. Không biết từ khi nào, ngành Sư phạm lại mang những nét đặc trưng riêng, năm này qua năm khác, nó vẫn tồn tại như một nề nếp sẵn có. Bao đời nay, người ta luôn có những chuẩn mực riêng biệt dành cho ngành sư phạm. Bởi lẽ, những người thầy, người cô đứng trên bục giảng là tấm gương sáng chói đầy tự hào mà học sinh cần noi theo. Người trẻ thì luôn hô hào sự tự do, được sống là chính mình, vậy những người trẻ chọn học Sư phạm là đang buộc mình bước vào chiếc hộp khuôn khổ đầy chuẩn mực?

Nhưng với Sang, một cậu bạn năm 4 đầy nhiệt huyết đã tâm sự: “Thật ra cũng không hẳn là như thế. Vì khi các bạn vào trường thì các bạn đã định hình được những tiêu chuẩn của nghề nhà giáo. Nhưng mình cảm thấy khi mình học ở môi trường này thì nền giáo dục đã hiện đại hơn rồi. Các thầy cô khá là thoáng trong việc quy chuẩn từ cách ăn mặc cho đến đầu tóc.

su pham la chiec hop khuon kho day quy chuan gen z se pha vo va chinh phuc - anh 0

Trong trường mình ngoài ra cũng có đào tạo các ngành khác sư phạm, ăn mặc thoải mái hơn so với các bạn học ngành như mình. Các bạn chọn ngành sư phạm thường có cá tính khá hiền nên là cách mặc đồ của các bạn cũng mang tính truyền thống, lịch sự. Riêng cá nhân mình cũng vậy, mình rạch ròi giữa chuyện đi dạy và đi chơi. Khi mình rạch ròi ra như vậy, mình sẽ tác động đến mọi người bằng một hình thức nào đó thì nó sẽ ổn hơn cho mình”.

Người trẻ hiện nay đa phần tự ý thức được bản thân cần thay đổi những gì và chuẩn bị thật tốt những gì để trở thành những người thầy cô giáo thật tốt trong tương lai. Các bạn sẽ tìm cách để rạch ròi giữa việc đi chơi, đi học và sau này sẽ đi dạy, phân biệt cụ thể từng hoàn cảnh mà tự biến đổi mình cho phù hợp, văn minh, lịch sự hơn.

Khi nhắc về vấn đề này, Sang có bày tỏ quan điểm của mình với chúng tôi: “Thật ra nếu mình là một người suy nghĩ thoáng thì mình sẽ cảm thấy không khó chịu lắm, mình sẽ bỏ qua những đinh kiến ngấm ngầm và khá thoải mái. Ví dụ như về cách ăn mặc, nói chuyện thì sau những giờ lên lớp sẽ đặt ra những quy chuẩn ở ngoài trường và trong trường. Nhưng cái chủ yếu cơ bản là mình tôn trọng người học, thứ hai là mình nhắm vào mục đích mình không chỉ dạy kiến thức mà còn vì mục đích trồng người. Miễn sao cách đối đãi của mình tốt với học sinh, cải thiện được bản chất học sinh, thay đổi học sinh thành những người tốt hơn. Mình sống là người tốt và không làm gì sai với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp của mình là được.”

su pham la chiec hop khuon kho day quy chuan gen z se pha vo va chinh phuc - anh 0

“Ngay từ khi mới vào trường, mình thấy các bạn khoa Sư phạm Anh văn năng động hơn ngành Sư phạm Ngữ văn của mình. Khi xác định bước vào ngành mình cảm thấy là chuyện đi chơi với chuyện đi học, đi dạy miễn sao là lịch sự, người khác nhìn không quá phản cảm là được. Thật lòng, mình cũng có chút cá tính, nổi loạn hơn so với những bạn khác, mình cũng nhuộm tóc, mang giày bata cùng áo dài, mình nghĩ cuộc sống đã cởi mở hơn thì hãy nên xóa bỏ những “quy chuẩn” cho nghề giáo của mình. Nhìn thoáng hơn nhưng vẫn ở một mức độ nào đó”. - Uyển Nhi cũng nói lên quan điểm của bản thân.

Sư phạm không còn là một ngành nghề quá hot nhưng Gen Z vẫn chọn lựa tiếp bước

Bước vào kỷ nguyên hiện đại ngày nay, đa phần giới trẻ thường có xu hướng lựa chọn những ngành nghề liên quan tới các lĩnh vực giải trí, truyền thông hay những ngành công nghiệp sáng tạo. Bởi lẽ, đây là thế hệ năng động, tự do và có chỉ số tư duy đột phá. Thế hệ này yêu thích những ngành nghề mang lại tài chính cao, được làm việc trong môi trường năng động. Hình như, Sư phạm không còn là lựa chọn hàng đầu của giới trẻ và đôi khi người ta lại bỏ quên ngành sư phạm ở đâu đó. Nhưng giữa vô vàn những sự lựa chọn ở các ngành nghề khác nhau vẫn còn những bạn trẻ chọn Sư phạm. Vậy tại sao các bạn chọn Sư phạm trong khi nó không thật sự là lựa chọn tốt?

su pham la chiec hop khuon kho day quy chuan gen z se pha vo va chinh phuc - anh 0

“Thật ra vấn đề tài chính của ngành sư phạm là một vấn đề muôn thuở. Người ta nói "chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm", nhưng ở thời buổi hiện đại, mình thấy là các thầy cô vẫn có thể sống khá ổn với mức lương nhận được. Quan trọng là mình có muốn làm hay không hoặc là có thể mình sẽ làm nghề một cách thật là chuyên tâm.

Mặt khác, mình cũng có thể tìm những nghề tay trái có thể giúp mình cải thiện thu nhập và trang trải trong cuộc sống. Bởi vì mình rạch ròi ra giữa việc giảng dạy và việc kiếm tiền. Nếu cùng đặt lên một bàn cân thì nó khá khiên cưỡng. Mình chọn nghề này thú thật chắc là nghề chọn mình. Lúc đăng ký nguyện vọng, mình không suy nghĩ gì, chỉ biết bản thân mình đam mê là mình chọn. Nhưng từ từ mình có thể sắp xếp thời gian để làm nghề tay trái như đi làm gia sư, dạy ở các trung tâm hoặc là những người có óc kinh doanh thì sáng đi dạy tối kinh doanh, nó sẽ trang trải được một phần cuộc sống" .

Đây là lời tâm sự của Sang. Chúng tôi thật sự cuốn với câu trả lời này, vì Sang cho chúng tôi cảm giác bạn thật sự yêu thích cái nghề này và đặt hết tâm huyết của mình vào đó.

su pham la chiec hop khuon kho day quy chuan gen z se pha vo va chinh phuc - anh 0
"Nếu mình đặt vấn đề dạy vì tiền thì chắc mình sẽ không thể tiếp tục học ngành này", lời tâm sự của Uyển Nhi khi nói về nghề giáo mà mình đã chọn

Uyển Nhi cũng tâm sự với chúng tôi rằng: “Mình cũng đã từng suy nghĩ tới vấn đề này nhưng do mình có niềm yêu thích nên đã quyết tâm theo học ngành này cho tới hiện tại. Nếu mình đặt vấn đề dạy vì tiền thì chắc mình sẽ không thể tiếp tục học ngành này. Cho nên xuất phát từ cái tâm và sự yêu thích nó sẽ giúp cho mình có suy nghĩ tích cực hơn. Bên cạnh việc duy trì đi dạy, mình cũng có thể kinh doanh nhỏ để cải thiện thu nhập của mình”.

Ngày nay, Sư phạm không còn là một ngành nghề mang lại thu nhập cao trong thời buổi cơm áo gạo tiền. Nhưng đâu đó, vẫn còn những người trẻ như Sang, như Nhi hay các bạn trẻ khác vẫn đang theo đuổi ngành nghề này. Các bạn chọn ngành này đều xuất phát từ niềm đam mê thật sự đối với sự nghiệp trồng người. Cũng là những người sinh ra ở Gen Z, các bạn đã đổi mới hơn, tư duy hơn trong việc song hành giữa đi dạy và đi làm thêm những ngành nghề tay trái để kiếm thu nhập. 

Lời tri ân và niềm nhắn nhủ từ Gen Z nhân ngày 20/11- Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lòng biết ơn có thể nói là một trong những cảm xúc mạnh mẽ nhất mà chúng ta có thể có được trong cuộc sống hàng ngày của mình. Đặc biệt, trong những ngày như thế này - ngày Tết giáo viên ngày 20/11 là cơ hội để cho những người học trò gửi lời tri ân sâu sắc nhất của mình đến những người cõng chữ qua sông. Trên cương vị là một sinh viên cũng như một giáo viên trong tương lai, Gen Z bày tỏ cảm xúc của mình như thế nào đến những người thầy cô của mình.

su pham la chiec hop khuon kho day quy chuan gen z se pha vo va chinh phuc - anh 0

“Nhân ngày 20/11, em xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô, những người đã dìu dắt và đã dạy em trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường. Em mong rằng thầy cô sẽ giữ cho mình được đam mê cũng như nhiệt huyết để ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp trồng người của mình. Và lời nhắn nhủ đến các bạn theo định hướng ngành sư phạm là nên có niềm đam mê và yêu thích thật sự đối với ngành này. Đó cũng chính là động lực lớn nhất để chúng ta vượt qua những khó khăn”. Uyển Nhi nghẹn ngào gửi lời cảm ơn quý thầy cô đang trong sự nghiệp giáo dục.

“Chúc thầy cô luôn mạnh khỏe, trẻ trung và luôn hoàn thành tốt công việc của mình, ngày càng được nhiều sinh viên yêu quý. Và thế hệ trẻ hãy cố gắng lên, đừng để tâm đến những lời nói xung quanh mà làm lung lay những lựa chọn của mình". Đây là lời chúc của Vũ, sinh viên năm 2 ngành Sư phạm Tiếng anh của Trường Đại học Sư phạm Thành phố HCM.

“Nhân ngày 20/11 em có đôi lời gửi đến các thầy cô. Kính chúc quý thầy cô có nhiều sức khỏe để vững bước trong sự nghiệp trồng người của đất nước sau này. Với thế hệ trẻ đang có ý định theo Sư phạm và đang học Sư phạm thì hãy cố gắng hết sức với lựa chọn của mình. Xây dựng cho mình thật nhiều đam mê để viết tiếp câu chuyện của những người lái đò thầm lặng”. Bạn Nguyễn Cao Thiên Trường, sinh viên năm 1 ngành sư phạm khoa học tự nhiên, trường Đại học sư phạm Thành phố HCM cũng sụt sùi bày tỏ niềm tri ân của mình.

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ

Tags