Tranh cãi này chưa nguội, thì tranh cãi khác lại đến. Liệu có đáng?
Những ngày vừa qua netizen đều đang phản ứng về clip cô dì rửa chén, chú bác ngồi chơi của TikToker Mỹ Linh. Theo đó, cô nàng cho rằng đàn ông cũng có hai tay thì hãy tự thân vận động chứ đừng nhờ vào phụ nữ.
Không lâu sau đó, Mỹ Linh nhận được hơn hàng trăm nghìn lượt tương tác và rất nhiều bình luận chỉ trích. Sau khi nhận được rất nhiều bình luận tiêu cực thì cô nàng GenZ cũng đã có động thái đăng clip xin lỗi vì phát ngôn chưa hoàn toàn chính xác, gây những hiểu lầm không đáng có và hy vọng câu chuyện sẽ không bị bẻ lái sang nhiều hướng tiêu cực khác.
Nội dung liên quan
Câu chuyện đã không dừng lại ở đó, rất nhiều TikToker đã có những chia sẻ quan điểm "rửa chén". Có thể không hoàn toàn đồng ý với cách diễn đạt của Linh, nhưng họ cũng đồng ý với quan điểm rằng đàn ông nên có những hành động san sẻ công việc với phụ nữ trong cuộc sống.
Không nằm ngoài tranh cãi, TikToker Phạm Thoại cũng đã lên tiếng trước quan điểm trên. Tuy nhiên, anh đã đưa cuộc tranh cãi đi xa hơn rất nhiều so với ban đầu, lèo lái dư luận sang một câu chuyện khác và chỉ trích cô gái không tròn chữ hiếu.
Thoại cho rằng việc phụ nữ rửa chén là phong tục tập quán của người Việt Nam, họ sẽ chẳng bao giờ bằng những người đàn ông và gánh vác được công chuyện lớn.
Việc bày tỏ tư tưởng cổ hủ và hạ thấp phụ nữ, đã khiến cho cộng đồng mạng vô cùng bức xúc. Vì ngày nay, thực trạng bình đẳng giới vẫn luôn là chủ đề được quan tâm và ủng hộ bài trừ những suy nghĩ rằng phụ nữ không thể làm việc lớn.
Không kể đến câu chuyện một vài thành phần nhỏ vịn vào lý do nữ quyền để có những hành động không đúng đắn, thì phát ngôn của "thánh chửi" đã tạo nên làn sóng đánh vào dư luận. Dù sau đó anh đã có lên video để đính chính lại quan điểm của mình song vẫn không làm vấn đề hạ nhiệt.
Nội dung liên quan
- Bây giờ các bạn trẻ bị ngáo sự nổi tiếng quá. Mới được biết đến một tí đã lên tiếng nói nhăng nói cuội.
-Tôi là con trai, nhưng tôi không thể chấp nhận được việc Thoại nói như vậy. Thật đáng buồn
-Đàn ông lo việc nước, đàn bà đảm việc nhà??? Vậy CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN là đàn ông à?
"Gỡ ngay bộ tóc giả và bộ váy rồi hẵng nói chuyện phong tục" - câu nói mở đầu clip phản đối Phạm Thoại của TikToker @minhquanmeow đã nhận được rất nhiều sự đồng tình của hội các TikToker có tiếng.
Quân đề cập lại chuyện Phạm Thoại nổi lên nhờ tai tiếng cũng như các màn hoá trang được cho là thể hiện cá tính riêng của bản thân đã từng bị chỉ trích, miệt thị rất nhiều.
Cũng chính nhờ có những lời động viên của các bạn nữ và các bạn LGBTQ+ lên tiếng thì Thoại mới được đón nhận hơn, nhưng bây giờ anh lại đưa ra quan điểm về "phong tục tập quán" ra để gán lên họ.
Thậm chí, tối 31/8 đã có hẳn một màn livestream tranh luận 1:1 đến từ Huỳnh My với Phạm Thoại.
Huỳnh My cũng từng khiến cư dân mạng phải đau đầu vì những nội dung lố lăng và kém duyên, nhưng trong "trận chiến" này thì netizen lại tỏ vẻ đồng tình với những quan điểm của My. Và vừa mới nảy sau khi Livestream lần 2 để phân thắng bại, không khó đoán các netizen đều ủng hộ.
"Phần thắng" đã nghiêng về Huỳnh My.
Sau khi kết thúc livestream với My thì nhân vật tiếp theo trong trận đấu này chính là Khá Tiếng Anh. Tuy nhiên cư dân mạng lại cảm thấy khó chịu khi cả hai đã đi lạc đề, không đi đến kết quả. Tưởng rằng, Khá Tiếng Anh có thể đem lại chiến thắng như Huỳnh My, tiếc rằng vì lập luận không rõ ràng nên Phạm Thoại đã lật ngược ván cờ, cứu thua trong bất ngờ.
Trong cuộc chiến này, những tư tưởng cổ hủ âu cũng chỉ đang mắc lại ở vài cõi đơn lẻ trong xã hội. Ngoài kia, vẫn còn biết bao chàng trai sẵn lòng rửa bát giúp chị em phụ nữ.
Các chàng trai này đã làm dịu câu chuyện lại bằng việc đưa ra giải pháp tối ưu là "nhà anh có máy rửa bát, nhưng nếu không có thì anh cũng rửa cùng em. Người khởi xướng trào lưu này là TikToker Pham Dat, đoạn clip nhanh chóng trở nên viral với hơn 1,4 triệu lượt xem và 251 nghìn lượt yêu thích chỉ sau 3 ngày. Ngoài ra còn có TikToker Vanh Dubai cũng hot không kém.
Chia sẻ với , Việt Anh cũng đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm về vấn đề: "Cá nhân mình không đồng tình với quan niệm trên, bởi nó cổ hủ và lạc hậu so với thời đại hiện nay, khi nam nữ đã trở nên bình đẳng.
Không nói đâu xa, ngay trong gia đình mình thì mẹ là trụ cột kinh tế chứ không phải bố, và mình cảm thấy hết sức tự hào về mẹ. Phụ nữ xứng đánh được tôn trọng với những gì họ có thể làm được. Đừng mặc định cho họ trách nhiệm phải đứng sau lưng người chồng lo chuyện dọn dẹp hay bếp núc".
Nội dung liên quan
Hay như TikToker @lilthuuu, với quan điểm văn minh về vấn đề này cũng được rất nhiều bạn đồng tình. Theo Thư, việc tranh cãi trên TikTok không giải quyết được vấn đề mà nó lại làm cho các bên ghét nhau nhiều hơn.
Giữa video cô có nhắc đến một nhân vật mà cả nam, nữ hay LGBT đều nên hợp sức lại người đó không thể đi làm các trò lố lăng và làm xấu hình ảnh phong tục tập quán. Tuy không đề cập tên nhưng hầu hết các cư dân mạng đều biết đó là Phạm Thoại.
Không khó để tìm hiểu về vấn đề này trên Internet, chúng ta hoàn toàn có thể biết được lý do vì sao phong trào này lại bắt đầu và độ lan tỏa của nó ra sao.
Cho đến nay, câu chuyện về quyền lợi của phụ nữ vẫn còn có những tranh cãi xung quanh. Như việc hiểu sai ý nghĩa của nữ quyền, biến nó trở thành xu hướng để tỏ ra "thượng đẳng" là hoàn toàn sai. Có lẽ chúng ta cần có thêm nhiều định nghĩa thiết thực để phong trào này không trở nên độc hại và đi ngược lại với ý nghĩa ban đầu của nó.
Đã từng có những video lên tiếng về vấn đề nữ quyền của giới trẻ nhưng lại phát ngôn thiếu đạo đức và không tôn trọng người khác làm xấu đi những hình ảnh của phụ nữ và xã hội tiêu cực. Bên cạnh đó cũng có những bên "thừa nước đục thả câu" để dắt mũi dư luận sang một hướng vô cùng độc hại khác.
Tuy nhiên không thể phủ nhận được sức ảnh hưởng của phụ nữ sau những lần đấu tranh và kết quả nó mang lại hoàn toàn xứng đáng. Việc người phụ nữ được quyền có được sự bình đẳng so với nam giới, làm những công việc mà người đàn ông làm được, tự chủ tài chính, bảo vệ cơ thể của mình không có gì là sai cả.
Xã hội ngày càng tiến bộ để có thể bước ra cùng thế giới, chúng ta hoàn toàn thấy những tư tưởng tiến bộ từ công nghệ đến văn hoá dần được đưa vào Việt Nam.
Đã từng có giai đoạn chúng ta phê phán vấn đề "sính ngoại", cho rằng việc đưa văn hoá phương Tây vào đất nước đã làm chết đi những giá trị truyền thống vốn có. Hoà tan vào thế giới khiến chúng ta lo sợ một ngày sẽ mất đi bản sắc. Việc gìn giữ những nét đẹp văn hoá của con người Việt Nam càng được đề cao hơn.
Nội dung liên quan
2021, chúng ta vẫn ăn Tết cổ truyền hằng năm, vẫn mặc áo dài và tự hào về nó, vẫn yêu cái nét đẹp của Việt Nam xưa, sống nhà kiểu Tây nhưng văn hoá kiểu Việt. Chứng minh cho việc văn hoá không dễ bị mai một đến thế, vì nó đã ăn sâu vào trong máu của chúng ta.
Chúng ta không thể vịn vào yếu tố này để đánh đồng quan điểm phát triển và hạ thấp tư tưởng của người khác. Rất nhiều vấn đề gây nhức nhối xã hội cũng xuất phát từ việc sống lạc hậu, cụ thể nhất là phong trào đòi quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBTQ+.
Câu chuyện trên sẽ vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi vì để thay đổi tư tưởng là một quá trình rất dài. Nhìn ở góc độ nào thì cũng sẽ có những lý lẽ riêng để dành phần đúng cho riêng họ. Dù sao đi nữa, cũng phải có tranh cãi thì mới có những tư tưởng đúng được lan rộng đến mọi người.
Social Talk là tuyến bài đặc biệt của . Nơi tác giả thể hiện góc nhìn đa diện, nhiều chiều về các vấn đề đang gây tranh cãi trên mạng xã hội. Mỗi bài viết dựa trên đánh giá chủ quan của tác giả, đồng thời lồng ghép các ý kiến, chia sẻ của cộng đồng xoay quanh tranh cãi.
Nguồn:TH&PL