Sinh viên làm luận đừng trích nguồn "Wikipedia", có nhiều nguồn tham khảo bạn nên biết

Đâu là nguồn thông tin học thuật chính thống để sinh viên tự tin viết luận?

Một trong những điều mà hầu như sinh viên nào cũng sẽ ít nhất một lần trải nghiệm trong môi trường đại học chính là làm tiểu luận, báo cáo, khóa luận hay luận văn. Đặc biệt là vào những ngày này, khi việc học được chuyển sang trực tuyến, nhiều trường đại học thường xuyên sử dụng các dạng bài tiểu luận, báo cáo làm phương tiện đánh giá sinh viên.

sinh vien lam luan dung trich nguon wikipedia co nhieu nguon tham khao ban nen biet - anh 0
Hầu hết sinh viên đều sẽ phải ít nhất một lần làm các dạng bài mang tính học thuật như báo cáo, tiểu luận hay luận văn, v.v..

Và để làm các dạng bài tập có chiều sâu này thì việc tham khảo kiến thức đã được nghiên cứu, phân tích sẵn là bước quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, lỗi sai cơ bản mà nhiều sinh viên mắc phải lại chính là "trích nguồn Wikipedia"? Vậy phải tham khảo ở nguồn nào mới đúng và xác thực?

Trích nguồn Wikipedia, nên hay không?

Wikipedia là nguồn thông tin mở, mọi người đều có thể tham gia đóng góp hay chỉnh sửa nên trang web này không được coi là một nguồn thông tin chính thống và có giá trị khi trích làm dẫn chứng cho các bài mang tính học thuật. Đây là nguồn thông tin chỉ nên dùng để tham khảo nhanh, lọc ra những từ khóa chính có liên quan đến chủ đề cần làm chứ không nên trích nguồn.

sinh vien lam luan dung trich nguon wikipedia co nhieu nguon tham khao ban nen biet - anh 0
Trích nguồn Wikipedia, nên hay không? (Ảnh: The Statesman)

Vì vậy, có thể nói, Wikipedia là một trang để những người không thuộc chuyên môn dễ dàng hiểu được khái niệm mà họ tìm kiếm. Tuy nhiên, mọi người hoàn toàn có thể tìm được nguồn thông tin được thể hiện trên bài viết. Cụ thể, ở phần cuối trang của các bài viết trên Wikipedia thường có trích nguồn, cước chú tài liệu mà người viết đã tham khảo, hầu hết là bằng tiếng nước ngoài.

Những nguồn thông tin học thuật chính thống giúp sinh viên tự tin viết luận

Vậy nếu không tham khảo ở Wikipedia thì sinh viên nên tham khảo ở những nguồn nào đây?

1. Google Scholar

Google Scholar là một công cụ tìm kiếm rất phổ biến với sinh viên. Cách sử dụng công cụ này rất đơn giản, tương tự như với Google.

sinh vien lam luan dung trich nguon wikipedia co nhieu nguon tham khao ban nen biet - anh 0

Google Scholar cho phép người dùng tìm kiếm nhiều loại tài liệu, bao gồm các bài báo, sách, "tài liệu xám" (các tài liệu ít hoặc không được xuất bản hay phổ biến rộng rãi trong cộng đồng) như kỷ yếu hội nghị với một số lượng lớn các chủ đề. 

Ngoài ra, bạn còn có thể đọc các bài viết liên quan đến những bài mà bạn quan tâm, xem số lần bài viết đã được trích dẫn và bởi ai, đồng thời xem được các nguồn trích dẫn của các bài viết theo nhiều kiểu.

2. Microsoft Academic

Có thể nói, Microsoft Academic là lựa chọn được ưa chuộng nhiều thứ hai sau Google Scholar. Nền tảng này sử dụng "những tiến bộ trong học máy, suy luận ngữ nghĩa và khám phá kiến thức để giúp các cá nhân khám phá thông tin học thuật theo những cách tuyệt vời hơn bao giờ hết".

sinh vien lam luan dung trich nguon wikipedia co nhieu nguon tham khao ban nen biet - anh 0

Điểm độc đáo của Microsoft Academic là nền tảng không giới hạn chỉ ở việc cho phép bạn tìm kiếm các công trình đã được xuất bản, mà còn cung cấp những thông tin liên quan về các tác giả, tổ chức, ấn phẩm và khu vực nghiên cứu có liên quan nhất.

3. Sci-Hub

Sci-Hub được tạo bởi lập trình viên và nhà hoạt động Alexandra Elbakyan vào ngày 5/9/2011. Nền tảng này là trang web đầu tiên trên thế giới cung cấp quyền truy cập miễn phí vào hàng triệu bài báo khoa học mà thường sẽ ẩn sau "bức tường phí" (paywall), nghĩa là người đọc cần phải bỏ ra một khoản chi phí nào đó thì mới có thể đọc được. 

sinh vien lam luan dung trich nguon wikipedia co nhieu nguon tham khao ban nen biet - anh 0

4. ScienceDirect

ScienceDirect là một trang web cung cấp quyền truy cập dựa trên đăng ký thành viên vào một cơ sở dữ liệu lớn về nghiên cứu khoa học, công nghệ và y học đã được thẩm định. Nền tảng này bao gồm hàng nghìn cuốn sách, bài báo và các tài liệu tham khảo khác.

sinh vien lam luan dung trich nguon wikipedia co nhieu nguon tham khao ban nen biet - anh 0

ScienceDirect cũng là một trong những công ty con của Elsevier, nhà xuất bản khoa học lớn nhất thế giới. Trang web này được vận hành bởi nhà xuất bản Anglo-Dutch Elsevier, ra mắt vào tháng 3/1997.

5. Proquest

ProQuest là đối tác quan trọng cho người sở hữu nội dung thuộc mọi thể loại, duy trì và cho phép người dùng truy cập kho tàng thông tin phong phú và đa dạng, bao gồm tạp chí, bài báo, luận văn và các ấn phẩm khác.

sinh vien lam luan dung trich nguon wikipedia co nhieu nguon tham khao ban nen biet - anh 0

Những mối quan hệ đối tác đó đã giúp xây dựng nên một nguồn tổng hợp dữ liệu ngày càng lớn, hiện bao gồm 90.000 nguồn có thẩm quyền, 6 tỷ trang kỹ thuật số và kéo dài sáu thế kỷ. 

Ngoài ra, còn rất nhiều các nguồn tài liệu học thuật chính thống khác mà các cá nhân, tổ chức có thể tham khảo như SAGE Journals, NCBI, ResearchGate, Springer, v.v.. hay gần hơn thì là các kho tài liệu trực tuyến và ngoại tuyến do các trường đại học cung cấp.

Đây là những nguồn mà mọi người có thể tham khảo, lưu ý rằng chỉ nên tham khảo để hiểu và diễn đạt theo cách riêng chứ không nên sao chép y nguyên tài liệu gốc quá nhiều. Và "kiểm tra đạo văn" là một bước không thể thiếu đối với mỗi bài báo cáo hay bài luận đó!

Review Notion chân thực từ Gen Z: "Không còn chật vật quản lý thời gian vì bận làm... template"

"Notion": Ứng dụng "all in one" mà Gen Z mê mẩn trong mùa dịch có gì hay ho?

"Giám thị online" - MS Tracking: Nỗi khổ không của riêng ai!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ