Cùng điểm qua những màn thử thách trên đấu trường quốc tế xuất hiện tại Siêu trí tuệ và cách các tài năng trí tuệ vượt qua.
Siêu trí tuệ Việt Nam – Mùa 2 mặc dù chỉ mới phát sóng đến tập thứ 2, nhưng nếu tinh ý, khán giả sẽ nhận ra những thử thách mà chương trình dành cho thí sinh đều bắt nguồn từ các phần thử thách của Siêu trí tuệ Quốc tế.
Cùng là về đường cong, nhưng Đường Cong Kỳ Ảo - Đường Cong Phồn Hoa thử thách nào “khó nhằn" hơn?
Ở phần thi mở màn cho Siêu trí tuệ Việt Nam - Mùa 2, khán giả đã được chứng kiến màn thử thách của chương trình mang tên Đường Cong Kỳ Ảo. Đây là thử thách dành cho thí sinh có “background khủng” - Hoàng Hiệp, cậu có hơn 40 giải thưởng từ các cuộc thi toán học, 2 lần đạt giải toán Quốc gia, lọt top 200 thí sinh toàn quốc về điểm thi đại học, đỗ vào ngành Y Đa Khoa của Đại học Y Dược Tp.HCM.
Đây là thử thách từng xuất hiện tại Siêu trí tuệ Trung Quốc nhưng ở Vòng Đối kháng, còn ở Việt Nam lại được mang ra để thử thách thí sinh ở vòng Loại trực tiếp.
Đường Cong Kỳ Ảo là sự kết hợp giữa toán học và mỹ thuật. Cụ thể, sẽ có 70 bánh răng to nhỏ, mỗi một bánh răng có hình dạng và vị trí điểm vẽ khác nhau, khi bánh răng chuyển động trong vòng tròn có thể tạo ra rất nhiều bông hoa rực rỡ.
Trên sân khấu, giám khảo chỉ định 6 loại bánh răng và điểm vẽ tương ứng. Kiến trúc sư sẽ căn cứ theo yêu cầu của giám khảo, dùng bút vẽ ra 6 đường cong kỳ ảo và chồng chúng lại với nhau ở trung tâm. Người khiêu chiến phải tập trung quan sát, tiến hành suy luận, tính toán tìm ra khuôn vẽ bánh răng có thể vẽ những hình ảnh này và xác định được điểm vẽ tương ứng. Khi xác định đúng 5/6 hình vẽ, thử thách thành công.
Thí sinh Hoàng Hiệp đã vượt qua phần thử thách này, mặc dù giám khảo Trần Thành Nam đã tăng độ khó lên bằng cách chia đôi hình ra để thí sinh chỉ được nhìn 1 bên, và phải sử dụng năng lực tưởng tượng để suy luận hình dung ra phần còn thiếu.
Đây là phần thi của Vòng Đối kháng trực tiếp giữa Trương Mộng Nam và Tân Dị. Cách vẽ Đường Cong Phồn Hoa: Trên hình tròn lấy 1 điểm bất kỳ, không nhất thiết ở tâm, vẽ 1 đường vuông góc xuống mặt phẳng. Khi hình tròn này lăn trên mặt phẳng sẽ tạo thành vô số đường cong đơn nhất.
Thử thách trên bàn cờ Vua, Mã Đi Tuần của Việt Nam khó hơn Quốc tế một bậc.
Là thí sinh cuối cùng ở tập 1, tài năng trí tuệ Nguyễn Văn Khanh đến từ Vĩnh Phúc đã đối mặt với thử thách Mã Đi Tuần. Đây là thử thách cùng tên với thử thách đã từng xuất hiện tại Vòng Giao hữu Quốc tế của Siêu trí tuệ Trung Quốc 2015.
Tại Việt Nam, cờ vua là tinh hoa giữa toán học và nghệ thuật, trên mỗi bàn cờ, quân mã được xem là quân cờ có nước đi sáng tạo nhất, số nước đi của quân mã là 122 triệu nước.
Trong thử thách này, giám khảo chọn ngẫu nhiên vị trí trên bàn cờ và đưa ra giá trị cho điểm xuất phát và kết thúc của quân mã, tiếp theo ban giám khảo sẽ chọn cho tuyển thủ 1 số có 3 đơn vị. Tuyển thủ không nhìn vào bàn cờ, suy luận dựa trên quy tắc đường đi của quân mã từ vị trí bắt đầu đến vị trí kết thúc.
Thử thách cùng 28 triệu điểm ảnh, vượt 4000 lần Bức tường Rubik.
Tập 2 Siêu trí tuệ Việt Nam tiếp tục chào đón các thử thách từ Quốc tế dành cho các thí sinh. Với năng lực siêu tưởng phi thường, chàng họa sĩ 3D Thái Tân muốn dựa trên vẻ đẹp mê hoặc của nghệ thuật Mosaic Color (một tác phẩm nghệ thuật hoặc hình ảnh được làm từ việc tập hợp những mảnh nhiều màu sắc từ kính, đá hoặc các vật liệu khác) để hiện khả năng của mình trong thử thách Điểm Ảnh Phát Sáng.
Tại Siêu trí tuệ Quốc tế cũng đã từng có thử thách này ở Vòng Giao hữu. Thí sinh của Trung Quốc là Trịnh Tài Thiên và thí sinh Franco đến từ Ý đã đối đầu với nhau để tìm điểm khác biệt của các điểm màu trên 1 bức tường Rubik lớn.
Nếu như ở Bức Tường Rubik chỉ có 7000 điểm màu, người tuyên chiến và người khiêu chiến ai tìm ra nhiều điểm đã bị thay đổi hơn trong thời gian 8 phút sẽ giành chiến thắng.
Thì tại Siêu trí tuệ Việt Nam, thử thách của Thái Tân nằm trong khoảng 28 triệu điểm màu nằm trên 7 chiếc TV.
Bộ ba giám khảo lần lượt chọn ngẫu nhiên 3 mảnh cắt từ 28 bức hình theo từng cấp độ tỉ lệ: 4:4; 5:5 và 6:6. Thái Tân sẽ dựa vào mảnh cắt để xác định thuộc bức hình nào. Xác định đúng 2/3 hình thử thách thành công.
Thư viện Mini “soán ngôi” kỷ lục thế giới về Siêu trí nhớ học thuật
Tiếp tục tập 2, nữ bác sĩ Thục Nữ đã mang đến khả năng siêu trí nhớ đến với Siêu trí tuệ Việt Nam. Cô gái 24 tuổi đã đọc hơn 1000 quyển sách, được viết bởi hơn 200 tác giả, đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và bằng 16 loại ngôn ngữ khác nhau.
Thí sinh phải nhanh chóng liệt kê các thông tin: tên tác phẩm, tên tác giả, năm xuất bản đầu tiên và đơn vị phát hành. Chỉ cần liệt kê đúng thông tin của 4/5 cuốn sách, thử thách thành công.
Anh đã chia sẻ: “Ngay ở giây phút này anh khẳng định với em, em đủ điều kiện để phá vỡ kỷ lục thế giới của anh. Anh chỉ ước mơ không có dịch bệnh để anh mời vị giám khảo bên Ấn Độ sang để chứng kiến phần thi của em.
Anh muốn bắt tay để nhắc lại lời giám khảo đó từng nói: 50 năm nữa sẽ không có người phá vỡ kỷ lục của bạn. Nhưng hiện chỉ mới 5 năm thôi đã có người phá vỡ, và điều tự hào hơn là kỷ lục này vẫn ở lại Việt Nam”.
Nâng độ khó lên so với mùa 1, thậm chí khi đặt lên bàn cân với Siêu trí tuệ quốc tế vẫn nhỉnh hơn 1 bậc, cho thấy Siêu trí tuệ mùa 2 đang khẳng định con đường của chương trình thật sự tôn vinh những bộ óc siêu khủng của Việt Nam.
Họ cũng xuất phát là những người bình thường, có khi còn "hay quên" cũng có những người bẩm sinh là thần đồng. Tuy nhiên, nhờ vào việc rèn luyện đúng cách và nỗ lực không ngừng nghỉ thành tích của họ ngày càng được cải thiện hơn, đây là tín hiệu đáng mừng khi mà người Việt Nam luôn sống với câu "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền!" Cùng đón chờ xem những bất ngờ hơn đến từ Biệt đội Siêu trí tuệ mùa 2 nhé!
Nguồn: TH&PL