Robot đánh trống trường: Sự thay thế con người một cách không cần thiết?

Dân mạng xôn xao trước hình ảnh một robot đánh trống trường trong ngày khai giảng năm học mới.

Trong ngày khai giảng 5/9, hàng triệu học sinh trên cả nước hân hoan đón mừng năm học mới. Cộng đồng mạng lan truyền bức ảnh robot đánh trống trường tại trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha (Tây Ninh). 

Tuy không phải mới lạ nhưng do sự tranh cãi của cộng đồng nên bức ảnh được phủ sóng mạng xã hội ngày đầu năm học mới. 

Đã ra đời từ rất lâu

Được biết robot đánh trống trường được phát minh vào năm 2016, thầy Nguyễn Hữu Thọ (giảng viên khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long) bắt đầu nghiên cứu, sáng chế robot đánh trống trường dựa trên nền tảng của ứng dụng khoa học kỹ thuật. 

Theo đó một con robot đánh trống được cấu tạo từ 3 bộ phận chính: hệ thống điều khiển, cơ cấu chấp hành và giá đỡ trống. Hệ thống điều khiển, có nhiệm vụ đưa ra các tín hiệu điều khiển để robot tiến hành thực hiện các hành động đã được lập trình từ trước, vì thế cho khả năng chính xác rất cao.

robot danh trong truong su thay the con nguoi mot cach khong can thiet - anh 0
Chiếc trống trường "phiên bản 4.0" nhận phải nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng 

Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha cũng đã sở hữu robot đánh trống trường từ năm 2016. Ngoài ra nhiều cơ sở giáo dục trên toàn quốc cũng đã triển khai sử dụng robot đánh trống vào công tác phục vụ học đường. 

Nên sự xuất hiện của robot đánh trống trường không phải xa lạ, vì đã tồn tại từ lâu nhưng ít nhận được sự chú ý và quan tâm. Không chỉ thế, những năm trở lại đây một số cơ sở giáo dục khi thực hiện nghi thức đánh trống ngày khai giảng cũng áp dụng công nghệ tối tân để nghi thức được trang trọng và hiện đại hơn.

robot danh trong truong su thay the con nguoi mot cach khong can thiet - anh 0
Robot đánh trống bị cho là dư thừa vì làm mất giá trị truyền thống trong học đường.

Tranh cãi khi robot thay thế con người

Dạo vòng quanh mạng xã hội ngày khai giảng, dân tình cảm thấy hối tiếc khi hình ảnh những cô, chú bảo vệ đánh tiếng trống hàng ngày đã dần bị thay thế bởi robot. Bởi lẽ, trong tương lai khi các cơ sở giáo dục tại Việt Nam đặt hàng và sử dụng robot đánh trống thì đương nhiên tiếng trống trường quen thuộc cũng một phần bị thay đổi.

Cư dân mạng cho rằng việc áp dụng robot đánh trống trường là vấn đề đầu tư không cần thiết. Vì sử dụng robot đồng nghĩa với việc cắt giảm nhân sự và chi nhiều tiền để đầu tư một "chú robot" đắt đỏ.

Thay vì mong ngóng bác bảo vệ đánh trống mỗi lần ra chơi như trước thì nay đã có robot đánh trống thay thế. Điều này đã khiến cư dân mạng khó chịu vì bỏ mất đi một trong những giá trị truyền thống và kỷ niệm khó quên của rất nhiều thế hệ học sinh.

robot danh trong truong su thay the con nguoi mot cach khong can thiet - anh 0
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh trống ngày khai trường. 

Nhưng thực tế cho thấy, một số cơ sở giáo dục tại Việt Nam đã áp dụng tiếng chuông reo và robot đánh trống trường từ rất lâu. Nó đã được "hợp thức hóa" không có chuyện tranh cãi hay sự phản đối từ học sinh, giáo viên.

Nên chuyện sử dụng robot đánh trống hay giữ hình ảnh các bác bảo vệ ngày ngày canh giờ để cũng không thật sự quan trọng. Thứ cần lưu tâm nhiều hơn chính là cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy của các cơ sở giáo dục trên toàn quốc. 

Trong cuộc cách mạng 4.0 việc sử dụng robot hay áp dụng công nghệ cao vào thực tiễn là vấn đề không thể tránh khỏi. Thay vì tranh cãi nảy lửa trên mạng xã hội, chúng ta nên học cách thích nghi và chấp nhận chuyện thay đổi do ảnh hưởng của quá trình hiện đại hóa.

Tổng hợp đồ dùng cho học sinh cấp 2 chuẩn bị năm học mới

Đào Lê Phương Hoa: Biên đạo múa "không đối thủ" trên TikTok

Sang Campuchia để chụp ảnh, Hứa Quốc Anh bị chỉ trích dữ dội vì không dám nhận là người Việt Nam

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ