Ringelmann Effect: Tại sao số lượng người tăng, hiệu suất làm việc nhóm lại giảm?

Hiệu ứng Ringelmann - nguyên nhân khiến làm việc nhóm trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Ringelmann Effect: Tại sao số lượng người tăng, hiệu suất làm việc nhóm lại giảm?

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn hảo cả, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nha và hơn nữa chẳng ai có thể cáng đáng mọi việc. Chúng ta ít khi thành công trong những dự án làm việc theo nhóm và khi có nhiều thành viên

Khi số lượng thành viên trong nhóm tăng lên thì quá trình làm việc hay học tập sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề với nhiều nguyên do khác nha, mà chúng ta khó có thể giải quyết tốt. Những yếu tố cá nhân hoặc xã hội tác động lên mỗi thành viên và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Hiện tượng này chính là hiệu ứng Ringelmann - năng suất thường gặp phải khi làm việc nhóm: số lượng người tăng lên tỉ lệ nghịch với hiệu suất công việc.

Đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau

Đối với làm việc nhóm thì việc phân công cho từng thành viên là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu việc thảo luận mập mờ và không rõ ràng cũng khiến cho công việc trở nên mù mờ và không biết là nhiệm vụ của ai. Lúc này, sự kém hiệu quả trong công việc sẽ xảy ra, thế nhưng không ai chịu trách nhiệm và giải quyết những mớ hỗn độn trong công việc.

“Cha chung không ai khóc” là câu tục ngữ diễn giải khá chuẩn hiện tượng này. Chúng ta không bị áp lực phải hành động nếu có sự hiện diện của những người khác. Ta sẽ ngầm nhận thức đây là “trách nhiệm chung”, nên công sức mình bỏ ra cũng không gây nhiều ảnh hưởng lên tập thể. Chẳng hạn khi làm nhóm, một số người không làm hoặc làm cho qua phần việc của mình vì cho rằng kiểu gì cũng sẽ có người khác bù đắp. Nhưng nếu ai cũng nghĩ như vậy, thì hệ quả cuối cùng là không ai đứng ra nhận trách nhiệm.

ringelmann effect tai sao so luong nguoi tang hieu suat lam viec nhom lai giam - anh 0
Khi làm việc nhóm, ai cũng có tâm thế dửng dưng với những vấn đề chung và chờ đợi sự giải quyết từ người khác.

Bảo thủ cá nhân

Theo thuyết tác động xã hội, mỗi cá nhân trong nhóm đều tạo nên một nguồn ảnh hưởng độc lập. Vì vậy khi quy mô nhóm tăng lên, sự ảnh hưởng của họ cũng giảm xuống, kéo theo động lực và năng suất làm việc.

Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng chịu chấp nhận ý kiến của bất kỳ ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng chỉ nên bàn luận trong nhóm nhỏ những người giỏi hoặc đưa ý kiến của mình vào mà không cho người khác tham gia. Chỉ vài hôm là chia rẽ nhóm.

Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Nhiều thành viên vì quá tự cao và xem trọng bản thân, luôn nghĩ rằng họ là đúng nên không bao giờ lắng nghe người khác, những người như vậy thực sự là nỗi ám ảnh khi làm việc nhóm.

ringelmann effect tai sao so luong nguoi tang hieu suat lam viec nhom lai giam - anh 0
 Một nhóm không thể nào thành công nếu như thành viên trong nhóm chỉ muốn đạt được lợi ích cá nhân và không tôn trọng những thành viên khác.

Thiếu gắn kết

Warren Buffett đã nói rằng: “If you want to go fast go alone, if you want to go far go together”, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, nhấn mạnh tầm quan trọng của teamwork đối với sự thành công lâu dài.

Một khi có sự gắn kết chặt chẽ, sẵn sàng phấn đấu của các thành viên thì hiệu quả của nhóm sẽ tiến bộ nhanh chóng. Sự gắn kết của team được đánh giá dựa vào mức độ hòa hợp, tin tưởng và tôn trọng ý kiến của nhau giữa các thành viên. Còn nếu không thì nó sẽ là nguyên nhân dẫn tới kết quả thất bại chung.

Mỗi thành viên trong nhóm đều có những suy nghĩ và tư duy khác nhau. Vì vậy, khi làm việc nhóm thì cần xem xét các điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cá nhân, trình độ học vấn, kỹ năng, khả năng,… Khi nhóm có sự đồng nhất sẽ gắn kết chặt chẽ, dễ dàng giao tiếp và giảm xung đột.

ringelmann effect tai sao so luong nguoi tang hieu suat lam viec nhom lai giam - anh 0
Tìm được sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm là chìa khoá đề dẫn đến một kết quả tốt đẹp.

Quá quan tâm đến: thắng - thua, được - mất

Đa phần khi làm việc nhóm, chúng ta đều có xu hướng quan tâm đến việc mình được gì và mất gì. Rằng những việc chúng ta làm có nhận về lợi ích tương xứng hay không, sợ bị thiệt thòi và đặt lợi ích cá nhân lên trên tập thể.

Đây là một điều thật sự không nên khi chúng ta làm việc tập thể, nếu chúng ta cứ mãi suy nghĩ được mất trong những vấn đề chung sẽ sinh ra việc quá chủ tâm đến tiểu tiết, những nhiệm vụ của bản thân mình. Khi làm bất kì việc gì trong nhóm chúng ta cũng tính công và điều đó thật sự ích kỷ. Hoặc khi dồn nhiều công sức cho công việc chung, chúng ta sợ thua thiệt, sợ mất công sức quá nhiều. Để từ đó dẫn tới việc làm xong việc mình thì thôi, còn người khác thì mặc kệ.

ringelmann effect tai sao so luong nguoi tang hieu suat lam viec nhom lai giam - anh 0
Nếu bạn chỉ quan tâm đến việc được gì và mất gì khi làm bất cứ công việc gì trong nhóm, thì điều đó dẫn đến hiệu quả làm việc kém và bản thân bạn trở thành kẻ ích kỷ.

Không tìm thấy động lực

Kurt Lewin, nhà tâm lý học xã hội, được cho là đã tạo ra thuật ngữ "động lực nhóm" vào đầu những năm 1940. Ông nói rằng mọi người thường có những vai trò và hành vi khác biệt khi họ làm việc trong một nhóm. "Động lực nhóm" mô tả ảnh hưởng của các vai trò và hành vi này đối với các thành viên khác trong nhóm và trên toàn bộ nhóm.

Một nhóm với một động lực tích cực sẽ giúp các thành viên trong nhóm tin tưởng lẫn nhau, họ làm việc theo một quyết định tập thể và họ giữ cho nhau trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao. Cũng như vậy, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi một nhóm động lực tích cực, các thành viên của nhóm có gấp đôi năng lượng khi làm việc.Trong một nhóm có động lực nhóm nghèo thì việc gián đoạn công việc xảy ra thường xuyên. Do đó, nhóm có thể không đi đến bất kỳ quyết định nào, hoặc có thể lựa chọn sai, bởi vì các thành viên trong nhóm không thể khám phá các lựa chọn có hiệu quả

ringelmann effect tai sao so luong nguoi tang hieu suat lam viec nhom lai giam - anh 0
Làm việc không hiệu quả có thể xuất phát từ việc các thành viên đang thiếu động lực để cố gắng, luôn mệt mỏi về tinh thần, cảm giác thiếu tự tin, căng thẳng quá mức.
(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ