Review "Cười": Sang chấn tâm lý là quỷ dữ

Phim kinh dị "Smile" (Tựa Việt: Cười) mượn hình ảnh quỷ ám để ẩn dụ sự thờ ơ của xã hội hiện đại với sức khỏe tinh thần, cụ thể là với những cá nhân gặp tổn thương tâm lý sau bi kịch.

Trong phim, bác sĩ tâm lý Rose Cotter (Sosie Bacon) trở về nhà trong cơn khủng hoảng, sau khi cô chứng kiến một bệnh nhân tự tử trước mặt mình. Điều ghê rợn là trước khi chết, nữ bệnh nhân kể cô bị một thế lực tà ác đeo đuổi, hủy hoại cuộc sống. Cô kết liễu bản thân trong lúc nở một nụ cười quái gở, dùng mảnh kiếng rạch một đường vòng cung lớn từ mang tai đến cổ. 

review cuoi sang chan tam ly la quy du - anh 0

Sau ngày hôm đó, Rose bắt đầu nhận ra những triệu chứng kỳ lạ xảy ra với mình. Kết hợp với các tổn thương tâm lý thời nhỏ, trải nghiệm về thế giới xung quanh của cô méo mó, điên rồ. Nữ chính phải tìm được cách hóa giải lời nguyền độc ác, trước khi cô thành nạn nhân tiếp theo.

Đừng làm ngơ trước tiếng kêu cứu không phát được thành lời

Khi ra mắt tại Mỹ, Smile thu về hơn 22 triệu USD, trở thành phim ăn khách nhất phòng vé trong tuần đầu tiên. Trên các diễn đàn điện ảnh và trang phê bình quốc tế, khán giả đánh giá cao bộ phim qua cách thể hiện thông điệp. 

Sau sự việc, Rose trở nên suy sụp thần kinh, và những điều kỳ lạ bắt đầu xảy ra. Cô mất kiểm soát thực tế đến mức liên tục tưởng tượng những điều quái dị, hay những giọng nói khiêu khích mình. Khi Rose cố gắng kêu cứu chồng cô, Trevor (Jessie T. Usher), hoặc bạn trai cũ Joel (Kyle Gallner), cô bị coi là kẻ tâm thần, chỉ biết làm quá sự việc lên.

review cuoi sang chan tam ly la quy du - anh 0

Khi một người rơi vào tình trạng trầm cảm, họ được khuyên rằng mọi thứ không tồi tệ đến mức đó, hoặc có thể họ nên mỉm cười nhiều hơn. Đây chính xác là cách những "người bình thường" khi thiếu kiến thức, trải nghiệm và kinh nghiệm sẽ nhìn nhận những cá nhân đang gặp bế tắc tinh thần. Sự thờ ơ và định kiến mới là con dao giết người, chứ không phải ma quỷ.

Ý tưởng hay nhưng cách triển khai chưa tới

Biên kịch Parker Finn cố gắng chồng chéo nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi tả trong tác phẩm của mình. Người mẹ nằm chờ chết lúc Rose còn nhỏ, hình ảnh nữ bệnh nhân nở nụ cười rộng toác chỉ có Rose nhìn thấy,... là các chi tiết kinh dị vừa nặng hình thể (body horror), và năng tâm lý (psychology horror).

review cuoi sang chan tam ly la quy du - anh 0

Hình ảnh quỷ Cười xâm chiếm nạn nhân rùng rợn nhưng không kém phần chua xót. Thực thể biến thành những người mà nạn nhân thân yêu nhất, rồi dày vò tinh thần họ, để cuối cùng khi không thể khóc nữa, người đó buộc phải cười.

Tuy nhiên, nửa sau phim dần sa đà vào các pha hù dọa jump scare xuất hiện một cách ngẫu hứng, làm mất đi tính kỳ bí ban đầu. Bản thân quỷ Cười cũng không có cá tính và động cơ rõ ràng, trừ việc nó... thích cười. Các chiêu trò thao túng tâm lý của con quỷ không có sự sáng tạo, chưa làm rõ được bản chất biến thái của nó. 

Ngoài ra, nhân vật chính là bác sĩ tâm lý, nhưng xuyên suốt phim, khán giả chưa thấy được việc cô dùng kiến thức khoa học để chống lại con quỷ này. Tiền đề được khắc họa chi tiết ban đầu vô tình bị phá bỏ bởi những cảnh hù dọa nhiều đến bội thực (nhưng lại không mới), cùng tạo hình kém sáng tạo ở cuối phim của quỷ Cười. 

Mở đầu đường đua mùa Halloween với phim kinh dị "Cười"

Top 3 phim kinh dị đáng xem nhất mùa Halloween 2022

"Cháy phố" Halloween với loạt phim kinh dị ra rạp

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ