Thời điểm dịch bệnh khiến nhiều hoạt động đời sống phải chuyển mình sang "trực tuyến", học online, làm việc online... đến cưới hỏi cũng là online?
Những lễ cưới chưa từng có trong lịch sử
Tình hình dịch bệnh kéo dài khiến nhiều kế hoạch, dự định liên tiếp bị "gãy ngang". Nhiều cặp đôi đã ấp ủ về một đám cưới trong mơ nhưng đành khoanh tay trước dịch bệnh.
Nhiều cặp đôi đã lựa chọn tin và chờ vào ngày hết dịch, cũng có cặp đôi không chấp nhận "khoanh tay chịu trói" và vẫn thực hiện đám cưới theo cách "chưa từng có".
Và thế là "đám cưới online" ra đời. Cô dâu chú rể vẫn khoác lên mình trang phục cưới lộng lẫy, vẫn thực hiện những nghi lễ cần có và được sự chứng kiến của gia đình, họ hàng và bạn bè nhưng... thông qua màn hình trực tuyến.
Ý tưởng sáng tạo về một đám cưới online đã mang lại niềm tin và động lực cho nhiều cặp đôi chuẩn bị kết hôn, nếu tìm hashtag #onlinewedding trên nền tảng Instagram, bạn sẽ nhận được hơn 10 nghìn kết quả gồm những hình ảnh, video về những lễ cưới "chưa từng có" này đến từ khắp nơi trên thế giới.
Nội dung liên quan
Giới trẻ Việt Nam và những đám cưới online
Dịch bệnh bùng nổ ở Việt Nam khiến nhiều cặp đôi "điêu đứng" vì phải trì hoãn đám cưới. Nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại thử thách mình với "đám cưới online" khiến dân mạng thích thú và có thêm động lực trong mùa dịch này.
Bắt kịp với xu hướng của thế giới, nhiều cặp đôi Việt cũng đã gia nhập làn sóng "cưới hỏi online". Tuy mới lạ nhưng vẫn giữ được tinh thần của một đám cưới truyền thống.
Đám cưới truyền thống Việt Nam vốn dĩ là dịp để người thân và bạn bè tụ họp, chia sẻ niềm vui với đôi trẻ qua những bữa tiệc có phần hoành tráng. Nhưng đối với "đám cưới online", các thủ tục đã được giản lược đôi chút nhưng vẫn đảm bảo những lễ nghi cần có.
Cô dâu chú rể vẫn chuẩn bị khá đầy đủ những vật dụng cần thiết, bày trí bàn gia tiên... để thể hiện sự nghiêm túc và tôn trọng củ cả hai đối với "đám cưới online" này.
Nội dung liên quan
Dân mạng nói gì?
Ngay khi các bài viết về "đám cưới online" của các cặp đôi được đăng tải, mạng xã hội Việt Nam đã nhanh chóng lan truyền điều đáng yêu này. Nhiều người "gọi tên" nửa kia của mình trong phần bình luận thay cho mong muốn được thực hiện một "đám cưới online".
Cộng đồng mạng thay phiên chúc phúc cho các cặp đôi và không ngừng ngưỡng mộ tình yêu của họ trong thời điểm khó khăn này.
Bên cạnh đó cũng có số ít bình luận trái chiều cho rằng những việc này là thừa thãi, "có cần gấp tới vậy không", "không thể chờ thêm à"...
"Đám cưới online" là một xu hướng thích nghi với đại dịch, có thể không trang trọng, náo nhiệt nhưng vẫn đầm ấm và đầy tình yêu thương. Thêm nữa chắc chắn đây sẽ là một lễ cưới "tiết kiệm".
Dù vậy, các đôi cũng hứa hẹn sau dịch sẽ có những bữa tiệc liên hoan hoành tráng hơn để gặp gỡ và chia vui cùng bận bè, người thân một cách "trực tiếp".
Nguồn: TH&PL