Phim cổ trang Việt đã có bản sắc

Khán giả cho rằng phim cổ trang Việt giờ đã có tạo hình, phục trang sát với lịch sử và văn hóa nước nhà, không còn lệ thuộc chất liệu từ phim Hoa ngữ.

Đại Hành Hoàng Đế  - phim tài liệu về thời Đinh - Tiền Lê - được nhiều khán giả khen bởi phần phục trang sát lịch sử, đồng thời tạo được điểm nhấn. Từ áo mão nhà quan cho đến nhật bình, trâm cài tóc,... tác phẩm toát nên giá trị rất riêng, rất Việt. Tất nhiên, nhiều yếu tố trong phim có tính chất ước lệ, thay đổi để phù hợp mỹ thuật, song vẫn giữ được thần thái của những bậc vua chúa đất Đại Việt xưa.

phim co trang viet da co ban sac - anh 0

Theo anh Tôn Thất Minh Khôi, người nhiều năm nghiên cứu về trang phục triều đình Việt Nam, thì Đại Hành Hoàng Đế là phim cổ trang Việt Nam có phần trang phục anh thấy đẹp nhất. "Tôi thấy rõ cái 'vibe' của thời kỳ này. Việt Nam dẫn tháo bỏ tư duy cũ kỹ và quan điểm 'thoát Hán' cực đoan. Các nhà sản xuất mang đến một cái nhìn chính xác hơn, mỹ thuật hơn về trang phục của thời Đinh - Tiền Lê, vốn có sự ảnh hưởng rõ nét từ các dạng thức Đường - Tống".

phim co trang viet da co ban sac - anh 0

Ngày trước, phim Phượng Khấu cũng nhận nhiều chỉ trích cực đoan về phục trang từ phía khán giả. Không ít người xem cho rằng các phục trang trong tác phẩm quá giống các phim truyền hình Hoa ngữ. Một số khán giả đưa ra luận điểm khác, cho rằng việc giống triều đình Trung Quốc là khó tránh khỏi, khi bản thân Đại Việt cũng từng ảnh hưởng văn hóa triều đình Hàn - Trung trong hàng trăm năm.

phim co trang viet da co ban sac - anh 0

Thông thường với những phim lịch sử Việt, khán giả hay quan tâm đến phục trang, ngoại cảnh, rồi mới đến kịch bản phim. Trên thực tế, phim ảnh Việt Nam cũng có không ít tác phẩm bám sát tinh thần lịch sử, bằng cách đơn giản hóa các phục trang, tránh tạo nhiều tình tiết dư thừa.

Ngược lại, phim cổ trang Việt bị chê phần phục trang không hề ít. Lý Công Uẩn: Đường Đến Thành Thăng Long, bộ phim kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, bị Hội đồng Duyệt phim Quốc gia Việt Nam chỉ trích khi có nhiều cảnh quay và phục trang mang màu sắc phim cung đấu Trung Hoa. Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Nguyễn Đắc Xuân nhấn mạnh "nên cho tác phẩm vào kho, để đánh dấu rằng điện ảnh Việt Nam từng có một sự kiện ngu dốt như vậy".

Điều này gây ra nỗi hổ thẹn khi năm 2010, cũng là phim kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội, nhưng Long Thành Cầm Giả Ca thể hiện phục trang tốt hơn rất nhiều. Phim được nhiều chuyên gia ngợi khen về phần hình ảnh giàu tính nghệ thuật, cũng như yếu tố phục trang chuẩn xác. 

phim co trang viet da co ban sac - anh 0

Trong năm 2022, phim chiếu rạp Huyền Sử Vua Đinh cũng nhận nhiều chỉ trích bởi phần hóa trang vụng về, lộ cả râu giả, nhà cấp bốn hiện đại, nhân vật nhuộm tóc,... Tất cả khiến câu chuyện phim cổ trang Việt "đậm đà bản sắc Việt" vẫn còn là một bài toán khó với các nhà sản xuất Việt Nam.

Điều gì khiến phim cổ trang Thái Lan hơn các nước Đông Nam Á khác

“Huyền Sử Vua Đinh” rút khỏi rạp sau 10 ngày công chiếu

"Huyền Sử Vua Đinh": Thảm họa mới của điện ảnh Việt Nam?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ