Nữ anh hùng nào xứng đáng lên màn ảnh Việt: Trưng Trắc ‘chiến thần’, Ỷ Lan ‘tài sắc vẹn toàn’

Lịch sử Việt Nam chứng kiến không ít những nữ anh hùng vang danh, trở thành nguồn cảm hứng cho các tác phẩm điện ảnh ở tương lai.

Điện ảnh Việt Nam đã không ít lần "mượn hồn" Lịch sử Việt Nam để khiến tác phẩm trở nên ý nghĩa, ấn tượng hơn với khán giả. Tuy nhiên, vẫn hiếm khi công chúng thấy nữ nhân nào trong lịch sử được mang lên màn ảnh, hãy cùng CineON tìm hiểu các nhân vật có khả năng cao được dựng thành phim.

nu anh hung nao xung dang len man anh viet trung trac chien than y lan tai sac ven toan - anh 0

1. Nguyên Phi Ỷ Lan

Với cuộc đời có nhiều sự kiện, biến cố đặc sắc, Ỷ Lan chính là cái tên sáng giá nhất để các nhà làm phim tìm kiếm cảm hứng cho mình. Tên thật của bà đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau như Lê Khiết Nương hay Lê Yến. 

nu anh hung nao xung dang len man anh viet trung trac chien than y lan tai sac ven toan - anh 0

Trong lịch sử, bà được vua Thánh Tông ban phong hiệu là Ỷ Lan nghĩa là tựa vào gốc lan để kỷ niệm lần đầu tiên đức vua gặp bà khi đó Ỷ Lan đang ngồi từa vào cây lan và hát. Kể từ ngày được sắc phong, cuộc đời Ỷ Lan bắt đầu có nhiều biến cố, tạo nên chất liệu đầy đủ cho một bộ phim sử thi.

nu anh hung nao xung dang len man anh viet trung trac chien than y lan tai sac ven toan - anh 0
Với những sự kiện liên tiếp đan xen khiến cuộc đời bà không khác gì một thước phim đủ mọi cảm xúc

Cuộc đời bà trải qua những nấc thang lớn khiến thời cục khi ấy không ngừng xoay chuyển như được giao quyền nhiếp chính khi vua đi chinh phát Chiêm Thành, được phong làm Hoàng Thái Phi hay cả sự kiện ép vua Nhân Tông ra chiếu chỉ phế truất Thượng Dương thái hậu.

2. Trưng Trắc

Nhân vật tiếp theo được kỳ vọng chính là nữ tướng Trưng Trắc, từng được mô tả qua vở cải lương vở Tiếng trống Mê Linh. Bà là người có giấc mơ giành lại độc lập cho nước Việt thuở bấy giờ và may mắn hơn khi được người đàn ông mình yêu cùng thực hiện lý tưởng ấy.

nu anh hung nao xung dang len man anh viet trung trac chien than y lan tai sac ven toan - anh 0

Ở vở cải lương, Trưng Trắc được biết đến là vị tướng có đầy đủ trí tuệ, sự hy sinh cao cả và lòng kiên cường đánh đuổi quân thù, sẵn sàng đeo khăn tang tế sống chồng mình là Thi Sách để trả nợ nước, báo thù nhà.

3. Huyền Trân Công Chúa

Khác với giai đoạn lịch sử giữ nước, Huyền Trân Công Chúa lại thuộc giai đoạn mở nước của Việt Nam. Lịch sử kể rằng vào năm 1301 khi Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành đã hứa với Quốc vương Chế Mân sẽ gả con gái cho ông ta. Đến năm Bính Ngọ, Hưng Long năm thứ 14 (năm 1306) thì vua Trần Anh Tông đồng ý gả Công chúa Huyền Trân.

nu anh hung nao xung dang len man anh viet trung trac chien than y lan tai sac ven toan - anh 0

Đến tháng 5 năm Đinh Mùi (1307) thì Chế Mân chết nên theo tục phải đưa Vương hậu lên giàn hoả tuẫn táng theo. Nghe vậy, nhà vua đã cử Trần Khắc Chung sang giải cứu công chúa thành công, đưa về Đại Việt. Như vậy, với hành trình giải cứu Công chúa Huyền Trân đã quá đủ để các nhà làm phim đưa vào phim ảnh, đồng thời giới thiệu lịch sử mở mang bờ cõi nước ta.

Đả nữ màn ảnh, H'Hen Niê ‘so găng' với Ngô Thanh Vân, mới nhập hội đã thích chơi lớn?

Chất điện ảnh trong MV Đông Nhi

Hội mỹ nhân Việt ‘lột xác’ trên phim: Lan Ngọc từ ‘ngố tàu’ thành ngọc nữ màn ảnh

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ