Những điều đơn giản nhưng giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp

Đừng nghĩ luồn cúi hay nịnh nọt là cách giúp bạn ghi điểm với cấp trên, đây mới là những cách thông minh mà bạn nên học hỏi.

Những điều đơn giản nhưng giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp

Đúng giờ

Đúng giờ đóng một vai trò quan trọng trong năng suất tại nơi làm việc và có thể có một chức năng quan trọng hơn nữa trong việc xây dựng nền tảng cho cá nhân bạn, hơn nữa còn gây được thiện cảm và ghi điểm với cấp trên.

Không một người sếp nào muốn nhân viên của họ liên tục lãng phí thời gian để tìm kiếm tài liệu hoặc tìm kiếm hóa đơn bị thất lạc bởi điều này ảnh hưởng đến năng suất làm việc của công ty. Sắp xếp, tổ chức tốt là tiền thân của sự đúng giờ, giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng hơn, đến các cuộc họp và đáp ứng yêu cầu của cấp trên hoặc của khách hàng đúng giờ.

Nghiên cứu cho thấy rằng các nhà lãnh đạo có nhiều khả năng thăng chức cho bạn nếu bạn đúng giờ. Tuân thủ đúng thời gian là dấu hiệu cho thấy sự cống hiến của bạn. Nhà quản lý đo lường giá trị của bạn không chỉ bằng công việc bạn hoàn thành, mà tính cách và sự đúng giờ của bạn cũng đóng một vai trò rất lớn trong cách bạn được đánh giá.

picture

Nhà quản lý đo lường giá trị của bạn không chỉ bằng công việc bạn hoàn thành, mà tính cách và sự đúng giờ của bạn cũng đóng một vai trò rất lớn trong cách bạn được đánh giá.

Soft skills

Logo VieZ

Tôn trọng sếp

Một sai lầm phổ biến của nhiều nhân viên khi không hài lòng về sếp là đi nói xấu và kể lể hết với đồng nghiệp hoặc khách hàng. Chỉ vì một phút khó chịu trong lòng mà bạn đã dễ dàng buông những lời nói thiếu tôn trọng hoặc nói cho "thoả mãn" những thứ bạn đang gặp phải về sếp, khi chưa có đủ sự bình tĩnh và cân nhắc kỹ càng. Ai cũng nghĩ bản thân mình là đúng còn người khác thì sai, nhưng thói quen này sẽ mang đến rất nhiều rắc rối cho con đường phát triển công việc. Bạn cần phải tôn trọng sếp của mình trước khi đòi hỏi sếp phải tôn trọng bạn.

Khi bạn có sự tôn trọng dành cho cấp trên, bạn sẽ trở thành một người thông minh và có tầm nhìn hơn. Việc xây dựng sự tôn trọng người khác, chính là xây dựng sự bình đẳng, không tự cao cũng không coi thường và đặt cái tôi cá nhân quá nhiều vào công việc. Việc tôn trọng sếp sẽ khiến sếp tôn trọng lại bạn, tạo ra giá trị, đạo đức và thậm chí là bản lĩnh của chính mình.

Khi bạn hoặc những đồng nghiệp của bạn làm sai hay thiếu sót trong công việc được giao, thì lúc này sếp là người chịu những áp lực lớn hơn. Sếp là người đồng hành cùng nhân viên, để cùng nhau đi lên, chứ không phải tạo trở ngại hay cản đường bạn trong công việc.

picture

 Thế nên hãy thấu hiểu và tôn trọng sếp, thay vì cứ nghĩ cách chống đối.

Soft skills

Logo VieZ

Không được từ chối sếp

Là một người lãnh đạo, có rất nhiều áp lực trên vai và hàng khối công việc cần giải quyết. Thế nên, những lúc sếp bận rộn hay những lúc có quá nhiều việc cần làm chính là lúc bạn thể hiện được khả năng giải quyết và có thể gánh vác cùng sếp để bớt những áp lực. Đây chính là lúc bạn khiến sếp tin tưởng, coi trọng và tín nhiệm. 

Đừng nghĩ đến chuyện "làm sao để từ chối?", "từ chối như nào cho khéo?" khi thấy khối lượng công việc quá nhiều. Điều đó thể hiện sự vô trách nhiệm và vô tâm với công việc. Nói như vậy, không phải để bạn nhận hết mọi việc về mình, nhưng khi ở trong tình huống đó, bạn hãy xem các công việc sếp giao có chính đáng và có đúng với nghĩa vụ và năng lực của bạn hay không rồi hãy nghĩ tới việc từ chối hay chấp nhận.

picture

Là một người lãnh đạo, không ít áp lực và gánh nặng trên vai. Khi nhận được sự giúp đỡ của nhân viên chắc hẳn sếp nào cũng vô cùng cảm kích.

Soft skills

Logo VieZ

Không làm việc theo cảm xúc

Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi nóng. Còn nếu bạn sai, bạn không có quyền nổi nóng. Đây mới là sự khôn ngoan thực sự, nhưng hầu hết mọi người không suy nghĩ thấu đáo về vấn đề này. Giảm xung đột cảm xúc và thảo luận nhẹ nhàng về việc cần làm gì tiếp theo sẽ cải thiện hiệu quả giao tiếp và giảm tranh cãi có thể nảy sinh. Cho dù đó là công việc hay nói chuyện giữa các cá nhân, điều này đặc biệt thiết thực.

Bạn nghĩ xem, nếu bạn là một người làm việc chăm chỉ và siêng năng nhưng nhược điểm duy nhất là có tính khí thất thường. Khi bạn trễ giờ làm vì kẹt xe, bạn có thể nhăn mặt, cằn nhằn suốt cả buổi sáng. Thì lúc này, công việc bị trì hoãn và hiệu suất ngày hôm ấy giảm. Điều mà ai cũng ngưỡng mộ là những người dù mình không sai nhưng vẫn kiềm chế và xử lí khôn ngoan. Ngoại trừ bởi vì họ có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt, quan trọng hơn, họ biết điều gì hữu ích hơn mất bình tĩnh.

Cái gì cũng có giới hạn của nó và cảm xúc cũng không ngoại lệ. Khi hạnh phúc được nhận đủ nhiều thì tất nhiên niềm vui cũng hiện lên trên khuôn mặt. Tương tự, nếu cảm xúc tiêu cực được nhiều hơn, chắc chắn nó sẽ tích lũy năng lượng tiêu cực và sự bực tức, oán hận sẽ được bộc lộ ra bên ngoài bằng những câu nói trách móc, hành động sai trái.

picture

Hầu hết các cấp trên đều thích nhân viên làm việc nhưng không để cảm xúc chi phối, nhất là những người nóng nảy, vượt qua chuẩn mực chung ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả làm việc.

Soft skills

Logo VieZ

Vượt trên kỳ vọng của sếp

Thật ra, bất kì người sếp nào cũng đặt ra những kỳ vọng ở nhân viên của họ. Nếu bạn là một người trẻ mới đi làm, bạn phải đặt ra tiêu chí cụ thể trong công việc. Bạn hoàn thành tốt công việc được giao, sau đó giúp đỡ những nhân việc khác để cùng nhau giải quyết một cách tốt nhất lượng công việc. Chứ không phải cứ xong phần mình rồi thôi, còn người khác thì mặc kệ.

Bạn phải đặt ra câu hỏi "tại sao sếp lại cần mình?" và từ đó chăm chỉ hơn, chịu khó trau dồi hơn. Để sếp chắc chắn rằng bạn là lựa chọn phù hợp, bạn không chỉ làm những việc mà bản thân giỏi, bạn phải làm thêm những việc khác ngoài mong đợi và kỳ vọng của sếp. Chính điều đó sẽ là chìa khoá để giúp bạn thành công.

picture

Không riêng gì trong công việc, ở mọi tình huống trong cuộc sống, chúng ta đừng bao giờ "dậm chân tại chỗ". Hãy luôn cố gắng nổ lực hơn ngày hôm qua và bạn sẽ được sự công nhận từ sếp.

Soft skills

Logo VieZ
(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ