Nhiều người trẻ đang mắc căn bệnh nguy hiểm: "Những người lớn trẻ con"

Có phải người trẻ ngày nay đang dần trở nên thụ động khiến họ được gọi bằng cái tên ''những người lớn trẻ con"?

Ngày càng có nhiều trường hợp sinh viên và nhân viên văn phòng trong độ tuổi 20 vẫn đến bệnh viện cùng bố mẹ. Trước đây, những người trưởng thành sau khi đủ 18 tuổi thường đến bệnh viện một mình thế nhưng bây giờ, những người lớn ở độ tuổi đầu và giữa 20 lại muốn được điều trị như ''những đứa trẻ''. Không chỉ là cách thức điều trị mà họ đang còn duy trì mức độ trưởng thành về mặt tinh thần ngang với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông và hầu hết các bậc phụ huynh vẫn đều coi con mình là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông chứ không phải là người trưởng thành.

nhieu nguoi tre dang mac can benh nguy hiem nhung nguoi lon tre con - anh 0

Không chỉ dừng lại ở cách thức điều trị và mức độ trưởng thành chỉ như tuổi thanh thiếu niên, những người trẻ này còn có các vấn đề liên quan đến suy nghĩ chống đối cha mẹ, sự hỗn loạn về giá trị quan và tính chính thể của bản thân… những vấn đề mà họ phải trực tiếp trải qua trong thời kỳ niên thiếu, nên ngay cả trong quá trình trị liệu, liên tục phải xác nhận ngày tháng năm sinh của họ để biết có đúng họ là sinh viên và người trưởng thành hay không.

Các triệu chứng về tinh thần như trầm cảm, bất an, phẫn nộ và hỗn loạn mà những người bước vào tuổi trưởng thành nhưng chưa giải quyết được những vấn đề mà lẽ ra họ nên giải quyết từ khi còn là những thanh thiếu niên dậy thì như này phải trải qua, có nhiều trường hợp phức tạp và nghiêm trọng hơn nhiều so với các triệu chứng của tuổi thanh thiếu niên.

nhieu nguoi tre dang mac can benh nguy hiem nhung nguoi lon tre con - anh 0

Theo lý luận giai đoạn phát triển tâm lý của nhà tâm lý học người Mỹ Ericsson, bài toán phát triển tâm lý chính của tuổi thanh thiếu niên là xác định bản sắc cá nhân và bài toán phát triển tâm lý chính của thời kỳ trưởng thành đầu là tăng cường mối quan hệ thân thiết với mọi người dựa trên bản sắc đã được hình thành ở mức độ nào đó trong tuổi thanh thiếu niên. Nếu thử suy nghĩ dựa theo lý luận này, chúng ta sẽ nhận ra rằng vì không hoàn thành bài toán của tuổi thanh thiếu niên thì khó có thể hoàn thành bài toán tiếp theo, nên nếu bài toán của tuổi thanh thiếu niên và bài toán của tuổi trưởng thành chồng lên nhau thì những đối tượng đó sẽ càng bị áp lực đè nặng hơn.

Lý do có sự việc này xảy ra rất đơn giản. Chính là do những lo lắng phải trải qua ở tuổi vị thành niên đã bị trì hoãn. Dường như cả bản thân đối tượng lẫn gia đình đều không nhận thức được về vấn đề này. Trên thực tế, thi thoảng chúng ta sẽ thấy hình ảnh nhiều bậc cha mẹ hối hận khi cho rằng thật may mắn khi những đứa con của họ không phải trải qua tuổi dậy thì khó khăn mà có thể suôn sẻ đến khi lên đại học. Ngay cả những "bệnh nhân" cũng không biết "bệnh lớp 8" là gì và nhìn vào tuổi dậy thì một cách đầy tiêu cực rồi vô thức tiếp nhận việc bản thân không trải qua thời kỳ dậy thì và đàn áp, phớt lờ những yêu cầu của nội tâm.

nhieu nguoi tre dang mac can benh nguy hiem nhung nguoi lon tre con - anh 0

Vậy tại sao những sự việc như này lại ngày càng phổ biến như vậy? Trước hết, chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân trong quá trình giáo dục đặt nặng vấn đề thi cử hiện tại, nhưng không chỉ có vậy, có lẽ những đặc trưng về thế hệ cha mẹ và hiện thực xã hội mà thanh thiếu niên Hàn Quốc đang phải đối mặt cũng tạo ra những biến đổi này.

Những người sinh ra vào những năm 1960 và 1970 được gọi là thế hệ cha mẹ, họ tự hào rằng họ biết nhiều hơn và đã có nhiều kinh nghiệm đa dạng hơn so với thế hệ cha mẹ trước đó. Thêm vào đó, trong khi thế hệ cha mẹ trước đó nhận thức bản thân là thế hệ cũ khi họ đạt độ tuổi từ cuối 30 đến 40 tuổi và đã nỗ lực rất nhiều để giữ gìn trật tự và giá trị Nho giáo, thì thế hệ cha mẹ hiện tại dù ở độ tuổi 40 đến 50 vẫn nghĩ rằng bản thân là thế hệ mới hay ít nhất thì họ cũng không phải thế hệ cũ với nền tảng là những ký ức từng chống đối cha mẹ, nhưng trong xã hội thực tế, có thể thấy rằng họ đang là đối tượng chính của thế hệ cũ.

nhieu nguoi tre dang mac can benh nguy hiem nhung nguoi lon tre con - anh 0

Tuy nhiên, ngay cả thế hệ cha mẹ hiện tại cũng có điểm yếu của riêng mình dẫn đến việc không thể giải quyết được nhiều vấn đề xã hội, nhưng họ vẫn luôn có sự tự tin vô căn cứ về việc những phán đoán của bố mẹ luôn đúng đối với con cái. Với sự tự tin này, họ nói với con cái về tầm quan trọng của việc học đại học và những lo lắng của tuổi thanh thiếu niên là điều không cần thiết, vì vậy con cái càng khó có thể vượt qua những thay đổi về tâm sinh lý đó và dường như điều này dẫn đến việc những lo lắng của thanh thiếu niên bị trì hoãn theo yêu cầu của cha mẹ mà không có bất kỳ biện pháp nào. Hơn nữa, trong thời đại tăng trưởng thấp ngày nay, thanh thiếu niên dường như đang dần mất đi sự tự tin khi bị bao trùm bởi sự lo lắng mơ hồ về tương lai như tìm việc thay vì lo lắng.

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ