Nhạc sĩ Việt và chuyện 'trùng vòng hoà thanh là sáng tạo hay đạo nhái'

Quan điểm từ các nhạc sĩ Việt về những bản nhạc giống nhau, dính nghi vấn đạo nhái thường có lý do là "trùng vòng hoà thanh".

Mẫu số chung: vòng hòa thanh

Mưa Tháng Sáu của Văn Mai Hương đang là một bài hát ấn tượng. Tuy vậy, ca khúc bị nhiều người cho là một sản phẩm "đạo nhái".

Nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền nói, sáng tác của anh và một số ca khúc mà khán giả mang ra so sánh (Dạ Khúc, Sick Enough To Die, Who I Am) đều có mẫu số chung là vòng hòa thanh (chuỗi những hợp âm hình thành nên bản nhạc). Nam nhạc sĩ giải thích mình sử dụng vòng hòa thanh phổ thông, nên người nghe có cảm giác "giống nhau", nhưng giai điệu, tempo (nhịp), tông đều khác biệt. 

nhac si viet va chuyen trung vong hoa thanh la sang tao hay dao nhai - anh 0
Nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền nói rằng ngay từ bản nháp, ca khúc này đã nhận được nhiêu câu hỏi về sự tương đồng với các sản phẩm khác.

Nhạc sĩ Kai Đinh cho biết sử dụng nhịp 6/8 với hòa thanh đặc trưng của âm hưởng cổ điển để sáng tác Cô Ấy Của Anh Ấy. Ca khúc cũng được sản xuất trong không gian âm nhạc lofi (còn một số khiếm khuyết), hiện khá phổ biến trong làng nhạc.

Chia sẻ với Phụ Nữ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho rằng vòng hòa thanh, giai điệu… đều là những nhân tố có thể làm dấy lên nghi vấn về việc đạo nhái. Khán giả có quyền so sánh, đặt vấn đề. Tuy nhiên, theo nhạc sĩ này, câu chuyện này phải xem xét ở nhiều yếu tố.

Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường chia sẻ với Phụ Nữ: "Có những vòng hòa thanh rất hay và thường được sử dụng trong âm nhạc Việt Nam. Nghe nhiều thành ra quen tai và khi bắt gặp vòng hòa thanh đó thì dễ khiến khán giả ngờ ngợ về ca khúc từng nghe trước đó. Để làm khác đi thì các tác giả phải có sự phá cách trong cách phát triển giai điệu". 

picture

Có những vòng hòa thanh rất hay và thường được sử dụng trong âm nhạc Việt Nam, nghe nhiều thành ra quen tai.

Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường

Nhạc Việt

Logo VieZ

Theo một số chuyên gia, vấn đề "trùng vòng hòa thanh" có thể đến từ việc các nhạc sĩ có xu hướng sáng tác theo beat nhạc, nhạc mẫu có sẵn. Những tài nguyên này được bán công khai, hợp pháp và cho nhiều người sử dụng. Chính điều này dẫn đến việc các ca khúc "na ná" nhau ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Không thể nói đạo nhạc, cũng chẳng thể gọi là sản phẩm riêng

Dù vậy, trên thực tế, do hạn chế về số lượng nốt nhạc và các quy định nhạc lý, có những trường hợp được cho là "đạo nhạc một cách vô ý". Điều này có nghĩa là người sáng tác hoàn toàn không biết tới bài hát kia mà khi sáng tác vẫn có những giai điệu hay ca từ gần giống nhau.

nhac si viet va chuyen trung vong hoa thanh la sang tao hay dao nhai - anh 0
Nhiều ý kiến cho rằng Chúng Ta Không Thuộc Về Nhau của ca sĩ Sơn Tùng M-TP có phần nhạc khá giống bản hit We Don’t Talk Anymore của Charlie Puth và Selena Gomez. 

DJ Heyder - người đứng sau bản hit We Don't Talk Anymore - từng nhận định về ca khúc Chúng Ta Không Thuộc Về Nhau của ca sĩ Sơn Tùng M-TP: "Là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, tôi hoàn toàn có thể 'đạo' một ca khúc nào đó, biến tấu vài chỗ là đã có thể làm nó khác đi so với ca khúc gốc. Nhưng lúc đó tôi còn có thể nói đó là nguyên tác của tôi được không?

Sử dụng một tone khác, những sound tiếng khác không có nghĩa là mình đã tạo ra một ca khúc hoàn toàn mới. Điểm khác nhau rõ ràng nhất ở 2 ca khúc này chính là ngôn ngữ, thế thôi. Chúng tôi có thể khẳng định rằng ca khúc đó là phiên bản tiếng Việt bản remix của tôi".

Về vấn đề "trùng vòng hòa thanh", nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận khẳng định có rất nhiều kiểu hòa âm khi sáng tác ca khúc, những vòng hòa âm đi từ phức tạp đến đơn giản.

Anh nêu quan điểm: "Có kiểu 2 hợp âm hoặc 4 hợp âm xuyên suốt cả bài được dùng khá phổ biến trên toàn thế giới. Đặc biệt là nhạc Âu Mỹ rất hay dùng thường xuyên các vòng hòa âm này, vậy nên việc các nhạc sĩ sáng tạo giai điệu trên cùng một vòng hòa âm không phải chuyện hiếm".

Ví dụ như bài Thu Cuối và bài Despasito là cùng một vòng hòa âm nhưng không thể quy chụp Despasito đạo nhạc Thu Cuối do ra sau được. Vậy nên để tránh việc 'hàm oan' cho những người nhạc sĩ thì chúng ta nên xét trên phần giai điệu (melody) của từng bài sẽ chính xác hơn, vì có nhiều bài có cùng vòng hòa âm nhưng giai điệu không hề liên quan gì nhau".

Nhạc sĩ Nguyễn Hồng thuận chia sẻ bản thân rất nhạy cảm với cụm từ đạo nhạc. "Trong tất cả các sáng tác của mình, sau khi hoàn thành xong bản nháp, tôi đều nghe lại rất kỹ xem có bị giống với ai chỗ nào không. Thậm chí cả tên bài hát. Nếu trùng, tôi sẽ sửa cho khác đi. Hoặc thậm chí, tôi bỏ luôn ca khúc đó để tránh những điều tiếng không hay khi phát hành", nam nhạc sĩ nói.

picture

Tôi sẵn sàng bỏ luôn ca khúc để tránh những điều tiếng không hay khi phát hành.

Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận

Nhạc Việt

Logo VieZ

Nhạc sĩ Anh Quân: Làm đêm nhạc cho vợ và người yêu cũ của vợ cũng vui

Hàng loạt ‘nạn nhân’ tố nhạc sĩ Tăng Nhật Tuệ không trả tiền thu âm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: 'Tôi nhận hơn 1,2 tỷ tiền tác quyền mỗi năm'

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ