Giới Thiệu

Kinh tế văn hóa đã và đang đóng góp quan trọng cho sự phát triển ở nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Song, ở Việt Nam, nhiều chuyên gia nhận định "kinh tế văn hóa vẫn là bức tranh khuyết". Tín hiệu đáng mừng là sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc, vị trí của văn hóa được nhìn nhận xác đáng hơn và cụm từ "công nghiệp văn hóa" hay "kinh tế văn hóa" được bàn luận hơn bao giờ hết. Trong sự chuyển động chung đó, VieZ.vn xây dựng chuyên trang "Making New Culture Waves – Kiến tạo Kinh tế Văn hóa Số Việt Nam" với lý tưởng góp phần thúc đẩy nền kinh tế văn hóa chuyên nghiệp ở Việt Nam trong thời đại số, cùng hướng đến mục tiêu ngành văn hóa đóng góp 7% GDP cho đất nước vào năm 2030 và 20% vào năm 2045.

Mới Nhất

Công nghiệp
sáng tạo

13 lĩnh vực được xác định nằm trong công nghiệp văn hóa (công nghiệp sáng tạo), bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.

Thị trường
OTT

Ứng dụng giải trí trực tuyến (OTT) đang ngày càng phát triển ở Việt Nam, được xem là cầu nối để đưa các sản phẩm văn hóa Việt đến với khán giả trong và ngoài nước. Song, nhiều chuyên gia nhận định thị trường OTT còn chứa đựng nhiều bất công, nhiều OTT xuyên biên giới xâm phạm văn hóa và lịch sử Việt Nam, trong khi OTT Việt chưa có được sân chơi công bằng để phát triển.

Bản sắc Việt
thời đại số

Bản sắc là vẻ đẹp, sắc thái, tính chất đặc biệt để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Người Việt trên đất Việt luôn mang những đặc trưng văn hóa riêng, không đâu có được. Giữ gìn bản sắc Việt, "hòa nhập nhưng không hòa tan" trong thời đại số chính là trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế văn hóa số Việt Nam.