Làm việc nhà và học thật giỏi không phải là một màn đổi chác

Mấy hôm trước đi ăn tối với bạn bè, tôi thấy cảnh này: một cậu bé không chịu ăn hết thức ăn, lại đòi phải gọi thêm gà rán, bố mẹ không đồng ý, cậu bé bắt đầu tức giận và la hét. Đúng lúc này, người bố nói: "Con đừng làm phiền nữa, sau này sẽ mua cho con máy chơi game". Nghe xong, cậu bé nín khóc và lặng lẽ ngồi ăn.

Bạn có thể phát hiện, tình huống trên có thể gặp bất cứ lúc nào trong cuộc sống của chúng ta. Ở đây người cha dùng máy chơi game để đổi lấy việc đứa con không khóc, chỗ kia người mẹ mua đồ chơi cho đứa con để bé có thể ngồi yên một chỗ.

lam viec nha va hoc that gioi khong phai la mot man doi chac - anh 0
Khi đứa trẻ khóc hoặc ương bướng cha mẹ thường mua đồ chơi để dỗ dành hoặc xem đó như một phần thưởng nếu trẻ ngoan ngoãn

Tất cả những điều này thực sự là một phương pháp ở Mỹ được xem là "bảng điểm thưởng" khuyến khích trẻ em cư xử và làm mọi việc với phần thưởng hữu hình. Nhiều phụ huynh, trường học và thậm chí các cơ sở giáo dục Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi giáo dục phương Tây, trở nên lệ thuộc vào phương pháp này.

Tờ The Atlantic Monthly đã đăng một bài báo vào năm 2018 của nhà tâm lý học người Mỹ Erica Rescher, phân tích về ưu và nhược điểm của "bảng điểm thưởng" này. Bà chỉ ra rằng, mặc dù "bảng điểm thưởng" có thể khiến trẻ định hướng hơn và có ý thức làm tốt mọi việc, nhưng ưu và nhược điểm là tương đối.

Một lần, khi Erica yêu cầu cậu con trai 8 tuổi chăm sóc em trai mình, cậu con trai đã hỏi mẹ rằng: "Mẹ sẽ cho con cái gì?". Qua sự việc này, Erica nhận ra rằng "bảng điểm thưởng" là một công cụ tâm lý mạnh mẽ. Cậu con trai 8 tuổi cần những phần thưởng để giúp đỡ em trai ruột của mình. Nó đã quen với việc có được lợi nhuận ngay lập tức bất kể nó làm việc gì.

lam viec nha va hoc that gioi khong phai la mot man doi chac - anh 0
Trẻ em bị quen với việc sẽ được "lợi nhuận" khi làm một việc gì đó cho cha mẹ

Nếu cha mẹ sử dụng mô hình giáo dục "trao đổi" này lâu ngày sẽ hình thành quan niệm "mình làm thế này có lợi gì", trẻ sẽ dễ dàng coi thường sự quan tâm, giúp đỡ của cha mẹ và người khác, đồng thời cũng sinh ra tính ích kỷ. Đối với trẻ em, bài tập về nhà và việc nhà lẽ ra phải làm tốt sẽ trở thành việc được trả công do cha mẹ giao, không chỉ gây bất lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, mà còn có tác động tiêu cực đến mối quan hệ cha mẹ - con cái.

Là cha mẹ, nếu không phải đổi chác, bạn có thể làm gì để thúc đẩy con cái ý thức làm việc nhà, làm bài tập về nhà, cũng như hình thành thói quen tốt?

Câu trả lời là: thay thế các ưu đãi bên ngoài bằng thúc đẩy bên trong trái tim.

Thứ nhất, nói với con "điều con có thể làm" thay vì "điều con không thể làm"

Theo quan điểm tâm lý, ngôn ngữ có tác dụng gợi mở mạnh mẽ và có thể ảnh hưởng đến hành vi của một người. Nếu cha mẹ luôn dùng ngôn từ tiêu cực để giáo dục con cái sẽ khiến trẻ tự ti, trở nên vô ý và thiếu chủ động.

Cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ tích cực để hướng dẫn trẻ, khen ngợi và khuyến khích trẻ nhiều hơn, đồng thời hướng dẫn trẻ hoàn thành một số việc một cách độc lập.

lam viec nha va hoc that gioi khong phai la mot man doi chac - anh 0
Cha mẹ nên khuyến nhủ, hướng dẫn con chủ động hoàn thành công việc một cách độc lập 


Thứ hai, để trẻ cảm nhận được tầm quan trọng của chúng

"Nếu con đến giúp mẹ rửa rau thì mẹ nấu sẽ nhanh hơn rất nhiều và không cảm thấy ngán". Những lời khen tương tự có thể khiến trẻ cảm thấy rằng hành vi và nỗ lực của chúng thực sự có hiệu quả, khiến chúng cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân. Nó cũng giúp xây dựng sự tự tin cho trẻ.

lam viec nha va hoc that gioi khong phai la mot man doi chac - anh 0
Để trẻ cảm nhận được tầm quan trọng của chúng bằng cách xây dựng sự tự tin cho trẻ 

Thứ ba, cho con trẻ quyền lựa chọn

Cung cấp cho trẻ một danh sách tất cả các công việc nhà mà trẻ có thể làm và để trẻ chọn một hoặc hai trong số việc nhà để hoàn thành, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy mình có quyền lựa chọn và kiểm soát, vì vậy trẻ sẵn sàng làm những gì đã chọn.

Nguồn: Tổng hợp

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ

Tags