“Giáo sư X" Dương Anh Vũ: “Trí nhớ chỉ chiếm một phần nhỏ trong trí tuệ con người”

Theo cố vấn khoa học Dương Anh Vũ, một số năng lực không thuộc về lĩnh vực trí nhớ như Toán học, Rubik, Sudoku nhưng vẫn được đánh giá là về trí tuệ.

“Giáo sư X" Dương Anh Vũ: “Trí nhớ chỉ chiếm một phần nhỏ trong trí tuệ con người”

Vòng 1 của Siêu trí tuệ Việt Nam - Mùa 2 đã khép lại, chào đón 14 thí sinh bước vào vòng 2. Các tài năng trí tuệ đã xuất sắc vượt qua các thử thách, phá vỡ những kỷ lục để là thành viên của Biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam.

Giám khảo Dương Anh Vũ là người có chuyên môn sâu sắc không chỉ bởi những thành tích mà anh đã đạt được mà là vốn hiểu biết, những góp ý cũng như phân tích về độ khó của các đề thi một cách rành mạch.

giao su x duong anh vu tri nho chi chiem mot phan nho trong tri tue con nguoi - anh 0
Xuất hiện tại tập 2 của chương trình, cố vấn khoa học Dương Anh Vũ khiến người xem phấn khích

Có nhận định rằng: “Siêu trí tuệ Việt Nam - mùa 1 lần đầu xuất hiện nên khán giả cảm thấy thú vị, nhưng sang đến mùa 2 thì dường như sức hút của chương trình không bằng trước đây, vì từ tập đầu đến giờ, khán giả hầu như chỉ thấy thí sinh có khả năng về trí nhớ!” Anh nghĩ sao về vấn đề này?

Trí nhớ chỉ chiếm một phần nhỏ ở trong trí tuệ của con người. Có những năng lực không thuộc về lĩnh vực trí nhớ như Toán học, Rubik, Sudoku nhưng nó vẫn được đánh giá thuộc về trí tuệ. 

Khái niệm về trí tuệ đã được định hình lại từ năm 1983: “Mọi đứa trẻ sinh ra bình thường thì luôn sở hữu 1 trong 7 loại hình trí thông minh”. Và để cho những trí thông minh đó phát triển toàn diện thì chúng ta phải cho những đứa trẻ ở môi trường giáo dục đúng cách. 

Về các thí sinh của Siêu trí tuệ, khi chúng tôi làm đề thi cho các em, chúng tôi luôn đề cao tính đa nhiệm chứ không phải thiên về trí nhớ. Vì chương trình này không đơn thuần chỉ mang tính chất giải trí, sau chương trình còn tạo ra các nhân tài để phục vụ cho xã hội.

Là một cố vấn khoa học, anh đánh giá như thế nào về dàn thí sinh Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2 so với mùa 1?

Thứ nhất: Dàn thí sinh Siêu trí tuệ mùa 2 chất lượng hơn so với mùa 1. Mùa 1 đã quá thành công, nên sang mùa 2 chúng tôi lo lắng liệu có thành công như mùa mùa trước hay không. Nhưng sau 6 tập phát sóng thì đã chứng minh được Siêu trí tuệ mùa 2 đỉnh hơn mùa 1.

Thứ hai: Thái độ của thí sinh với vấn đề sắp gặp phải cũng rất khác, các em đối diện với nó với tâm lý hoàn toàn thoải mái. Từ đó, chúng tôi cũng biết cách dạy kỹ năng cho các em, để các em đối đầu với cuộc sống. 

Đối với tôi, một người tài được xã hội nhìn vô và đánh giá là tài năng thì cái tài năng đó người ta sẽ không quan tâm nữa, mà cái họ quan tâm là thái độ của người tài đó đối với xã hội. 

Nếu bạn tài năng mà thái độ bạn không tốt thì giá trị  của bạn trong xã hội không có gì cả. Đây là bài học đầu tiên và lớn nhất dạy cho các thí sinh của Siêu trí tuệ. 

Khi các bạn lên đấu với nhau, dù thắng hay thua các bạn vẫn hiên ngang, đĩnh đạc và thái độ cực kỳ tốt. Thua cũng không nước mắt dù buồn thì vẫn sẽ buồn.

giao su x duong anh vu tri nho chi chiem mot phan nho trong tri tue con nguoi - anh 0
Theo anh Vũ, ngoài tài năng ra thì thái độ mới là điều quan trọng nhất

Nếu thí sinh mùa 2 chất lượng hơn thì anh nghĩ ở đấu trường quốc tế, cơ hội nào để Việt Nam ghi danh?

Các bạn Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2 xử lý được nhiều khó khăn ngay lập tức và cùng 1 lúc. Đây là thế mạnh đỉnh cao của một tài năng, dù bất cứ ở đâu. Chưa cần nghĩ đến quốc tế, chỉ cần nhìn các thí sinh của chương trình thôi, chúng ta cũng đủ tự hào về nguồn nhân lực của Việt Nam trong tương lai.

Ở Siêu trí tuệ Việt Nam - Mùa 2, khán giả đều thấy các thử thách dường như khó hơn hẳn thử thách ở Siêu trí tuệ quốc tế. Liệu có phải ban giám khảo đang muốn chứng minh điều gì?

Khi làm việc cùng nhà sản xuất để ra đề khi cho các thí sinh thì chúng tôi đã có chung quyết định. Đó là nếu vay mượn đề thi của quốc tế thì khối lượng phải nhiều hơn, khó hơn thì mới được vay mượn. Đã vay mượn mà cho thử thách dễ hơn thì chúng ta phải tự sản xuất ra đề. 

Trong Siêu trí tuệ khán giả có thể thấy là có 2 dạng đề: vay mượn và tự sản xuất. Đề vay mượn thì lúc nào cũng khó hơn và đề tự sản xuất thì độ khó cũng không kém. 

Ví dụ như thử thách Ma Trận Sử Học ở mùa 1 là một điển hình về đề tự sản xuất. Cho nên, khi làm đề thi cho các thí sinh thì độ khó ngang nhau hoặc cao hơn quốc tế thì chúng tôi mới làm.

giao su x duong anh vu tri nho chi chiem mot phan nho trong tri tue con nguoi - anh 0
Ma Trận Sử Học - Thử thách của thí sinh Tuấn Phi ở Mùa 1

Đó là lý do các thử thách của Siêu trí tuệ Việt Nam - Mùa 2 khó hơn hẳn mùa trước, chúng tôi không phải đang cố gắng chứng minh điều gì.

Ngoài ra, chương trình cũng không ép thí sinh thi theo bộ đề chúng tôi đưa ra. Chúng tôi sẽ kiểm tra năng lực của thí sinh, xem với mức độ năng lực đó thí sinh tự tìm ra cách chơi của họ như thế nào.

Từ đó chúng tôi mới sáng tạo đề hoặc tìm đề cho các bạn. Có nghĩa là chúng tôi tôn trọng năng lực của thí sinh chứ không bao giờ ép thí sinh.

Cảm ơn anh đã chia sẻ!

Siêu trí tuệ Việt Nam: Sân khấu trình diễn của những siêu nhân ngoài đời thực

Trấn Thành lý giải vì sao Wowy xứng đáng ngồi ghế giám khảo tại Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2

Trúc Nhân: “Nghệ sĩ giải trí ngồi ghế giám khảo Siêu trí tuệ không phải để phán xét, đánh giá”

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ