Gen Z (Thế hệ Z) là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong vòng xoáy suy thoái kinh tế trong tương lai.
Một cuộc suy thoái kinh tế đang rình rập, đón đầu làn sóng ảnh hưởng nặng nề này phải nhắc đến gen Z, một trong những thế hệ đang phải gánh các khoản nợ công và nợ tín dụng nhiều nhất. Theo các chuyên gia tài chính, vấn đề lạm phát gia tăng, giá tiêu dùng tăng vọt đang là nỗi lo chung của tất cả mọi người. Thêm vào đó, vấn đề về chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu lao động và sự bất ổn trên thị trường sẽ sớm dẫn đến một cuộc suy thoái.
Năm 2019, nhà kinh tế học Geoffrey Paul của Cục Thống kê Lao động Mỹ từng nhận định: "Đối với những người trẻ tuổi, suy thoái kinh tế có thể gây ra những hậu quả lâu dài hơn bình thường. Ví dụ, thanh niên gặp nhiều khó khăn hơn khi tham gia lực lượng lao động hoặc duy trì công việc. Bất kì sự cố nào trong công việc đều có thể làm giảm tích lũy tài sản trong suốt cuộc đời của họ".
Nếu tình hình kinh tế đi theo chiều hướng xấu hơn, những người thuộc thế hệ Z cần sẵn sàng hành động và lên kế hoạch cụ thể. Đây sẽ là biện pháp giúp Gen Z thận trọng và có sức bền hơn trước sự ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế lên.
Cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết
Gần đây, bão giá là một vấn đề không "tha" bất kỳ ai, nhiều mặt hàng tăng mạnh, từ giá xăng dầu, đồ dùng thiết yếu đến thực phẩm. Nhiều người trẻ đã phải giải lại bài toán chi tiêu, cân nhắc chọn lựa giữa sở thích và tiết kiệm.
Đây là lúc bạn phải cẩn trọng kiểm tra lại ngân sách và xác định cần cắt giảm một số khoản chi tiêu như: các dịch vụ, hoạt động hay sản phẩm không thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, chú trọng đến việc đặt ra mục tiêu dài hạn cho việc tiết kiệm nguồn chi tiêu trong hạn mức đã đề ra là giải pháp tối ưu để tránh những phát sinh không đáng có làm hao hụt nguồn tiền.
Lập quỹ khẩn cấp
Dù có suy thoái hay không thì việc lập quỹ khẩn cấp là hoàn toàn cần thiết. Đây là khoản tiết kiếm giúp bạn tránh phải vay tiền để trang trải các chi phí không lường trước như mất việc, chữa bệnh, sửa chữa,...
Bạn có thể xây dựng quỹ này bằng việc trích phần nhỏ trong tiền lương mỗi tháng. Theo thời gian những đóng góp nhỏ tạo nên ngân sách đủ để bạn đối phó với các trường hợp bất ngờ. Ban đầu, bạn nên để vào quỹ số tiền tương ứng với 6 tháng chi tiêu (bao gồm chi cho các khoản cần thiết như thuê nhà, điện nước và mua sắm các vật dụng thật sự cần thiết).
Trả hết nợ có lãi suất cao càng sớm càng tốt
Trong thời kỳ suy thoái, áp lực về nguồn thu đã vô cùng lớn nhưng gánh nặng về các khoản nợ lãi cao lại càng là nỗi ám ảnh hơn bao giờ hết. Lãi chồng lãi theo thời gian sẽ khiến bạn phải trả một số tiền khổng lồ hàng năm.
Do đó, bạn nên tập trung ào trả hết nợ có lãi suất cao một cách sớm nhất. Sau khi "xoá sổ" các khoản nợ, bạn sẽ có đủ ngân sách để đầu tư vào những việc làm khác chẳng hạn như phát triển quỹ khẩn cấp hoặc kịp thời thích ứng với việc tăng giá tiêu dùng.
Chuẩn bị sự nghiệp kỹ lưỡng
Các cuộc suy thoái lịch sử sẽ đi đôi với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hàng loạt nhân sự có thể bị cắt giảm trong các tình huống suy giảm kinh tế xấu nhất.
Do đó, bạn cần nhận thức sớm về việc bản thân sẽ là một trong những người sẽ chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái và có hướng phát triển bản thân đúng đắn.
Bạn hãy duy trì liên lạc với những người khác trong lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu mà bạn đang theo đuổi. Thông thường, giáo dục đại học đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn, do đó bạn có thể quay lại trường học nếu có ý định.
Trong môi trường làm việc đầy cạnh tranh trong tương lai thì việc bạn học thêm các kỹ năng mới và củng cố lại nền tảng chuyên môn hiện tại sẽ giúp bạn chiếm ưu thế hơn.
Giữ bình tĩnh và tỉnh táo trước những kế hoạch
Mặc dù cuộc suy thoái sẽ có tác động nặng nề đến tâm lý lo lắng, căng thẳng khi những khoản đầu tư trở nên đáng lo hơn, tuy nhiên bạn không nên đưa ra những quyết định bồng bột vào thời điểm này.
Thị trường đang hoạt động theo những cách bạn không ngờ tới và tập trung phát triển dài hạn hơn ngắn hạn. Vậy nên, việc thay đổi chiến lược đầu tư có thể gây bất lợi cho bạn về sau. Một ví dụ cụ thể rằng thị trường chứng khoán đã phục hồi hoàn toàn sau khi giảm hơn 30% vào tháng 3/2020.
Việc có một danh mục đầu tư đa dạng sẽ giúp bạn giảm thiểu thiệt hạn trong thị trường nhiều biến động. Với tinh thần chuẩn bị và thích ứng kịp thời cho cuộc suy thoái trong tương lai, bạn cần xem xét và cân bằng lại một số khoản đầu tư.
Cuộc suy thoái kinh tế sẽ khiến cho mọi người lo lắng về mọi mặt, song với kế hoạch cụ thể và được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt tình hình. Bây giờ là thời điểm phù hợp nhất để bạn bắt đầu kiểm tra lại tình hình tài chính của bản thân.
Nội dung liên quan
Nguồn: TH&PL