Giữa lúc hàng loạt scandal nối tiếp, Việt Anh nêu lên quan điểm cá nhân về vấn đề đạo đức của người nghệ sĩ.
Không ngoa khi nói showbiz thực sự là nơi tỏa sáng của những tài năng nghệ thuật, nhưng cũng lại là chốn lắm thị phi quanh năm suốt tháng, từ những vấn đề nhạy cảm như chuyện từ thiện, cho đến hàng loạt các scandal đấu tố nhau, hay cả những chuyện bê bối...
Và cũng phải thừa nhận một thực tế rằng chính nghệ sĩ là những người góp phần định hướng lối sống của giới trẻ. Vừa qua, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã biên soạn dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động nghệ thuật, lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia văn hóa, các hội chuyên môn nhằm nâng cao ý thức hành xử của các nghệ sĩ, chấn chỉnh môi trường hoạt động nghệ thuật trở nên lành mạnh hơn.
Và liên quan đến vấn đề này, nam diễn viên Việt Anh vừa nêu lên quan điểm cá nhân. Theo anh, việc dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động nghệ thuật là cần thiết và đúng thời điểm, tuy nhiên chưa giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Mà trên thực tế, diễn viên Việt Anh cho rằng nghệ sĩ không chỉ cần được đào tạo về tài năng, mà còn phải được trao dồi thêm về cả mặt đạo đức.
Thậm chí, Việt Anh còn đưa ra gợi ý rằng các công ty quản lý sẽ là người chịu trách nhiệm về những vấn đề này.
Nguyên văn chia sẻ của Việt Anh:
"Ban hành Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ là rất đúng thời điểm và cần thiết rồi, nhưng nó mới chỉ giải quyết được 1 phần của vấn đề, còn cái gốc ở đây là cần có các công ty đào tạo và quản lý nghệ sĩ có tiềm lực kinh tế, có năng lực đào tạo và sản xuất thật sự chuyên nghiệp thì đảm bảo các nghệ sĩ xuất thân từ đó ra sẽ có cả tài năng lẫn đạo đức . Hay là …..!!!!".
Bài đăng của diễn viên Việt Anh đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng mạng:
"Suy nghĩ chưa thấu đáo. Ứng xử là thuộc phạm trù văn hóa xã hội, đạo đức, nó khác với việc chủ quản nhân sự bằng các quy tắc".
Việt Anh đáp lời: "Nghệ sĩ cũng là người bằng xương bằng thịt, cũng phải có thu nhập phải mưu sinh, nếu không đảm bảo được đời sống cho nghệ sĩ ổn định thì họ có thể yên tâm để ứng xử đúng quy tắc không bạn? Khi trên vai họ phải gánh nhiều trách nhiệm hơn những người khác trong xã hội".
"Cái vấn đề đạo đức cũng cần có từ nền tảng gia đình, giáo dục phổ thông, và cả môi trường từ cộng đồng nữa, chứ không chỉ gói gọn trong việc đào tạo là được".
Việt Anh trả lời: "Điều này bao gồm nhiều yếu tố, nhưng cái gắn liền gần nhất luôn có tác động lớn nhất".
"Có thể sẽ được đào tạo bài bản nhưng sau khi bước ra khỏi công ty, nhiều vấn đề chi phối làm mờ mắt, 2 chữ "đạo đức" vẫn bị làm lơ. Nói chung thuộc về bản chất con người nhiều hơn là chuyện đào tạo".
"Quan điểm khá ổn, nhưng ngay từ đầu vào đã phải lọc rất kỹ về vấn đề đạo đức, thì đầu ra mới đảm bảo được điều này".
Nguồn: TH&PL