Linh 3T là cái tên đình đám trong nghề, là thầy của nhiều dancer nhưng vẫn tham gia Street Dance Việt Nam với vai trò thí sinh khiến không ít người bất ngờ.
Linh 3T
Thủ lĩnh của một trong những nhóm nhảy Hip-hop hàng đầu Việt Nam - S.I.N.E. Hiện là tuyển thủ thuộc team captain Bảo Anh tại Street Dance Việt Nam.
Linh 3T cảm thấy thế nào khi biết mình ở khu phố của captain Bảo Anh?
Ban đầu, có thể mọi người không chú ý nhưng từ vòng voting bằng khăn trước đó, tôi đã dành 1 khăn cho Bảo Anh. Không phải vì tôi quen Bảo Anh mà do ngay thời điểm đó, tôi đánh giá cao bài biên đạo mà em ấy trình diễn vì nó đúng chất street dance nhất.
Tôi còn nghĩ rằng nếu mình được captain Bảo Anh chọn về khu phố Cây Cầu thì sẽ vui hay buồn. Ai ngờ rằng khi phân chia khu phố, tôi về khu của Bảo Anh như một cái duyên. Lúc đó, tôi cảm thấy vui vì nghĩ chắc do duyên số lại lần nữa va vào nhau (cười).
Tôi còn nghĩ rằng nếu mình được captain Bảo Anh chọn về khu phố Cây Cầu thì sẽ vui hay buồn. Ai ngờ rằng khi phân chia khu phố, tôi về khu của Bảo Anh như một cái duyên. Lúc đó, tôi cảm thấy vui vì nghĩ chắc do duyên số lại lần nữa va vào nhau (cười).
Nội dung liên quan
Cơ duyên quen biết Bảo Anh?
2 anh em đã chơi với nhau từ chục năm trước, khi Bảo Anh còn chưa thi The Voice. Nói vui là thời hot boy hot girl cũng quen biết. Thời gian gần đây, khi Bảo Anh tham gia các sự kiện lớn ở Hà Nội, tôi là biên đạo - đạo diễn cho nhiều show lớn nên 2 anh em gặp nhau. Ai cũng vui cả vì giờ mỗi người đều có vị trí riêng
Cảm nhận về captain Bảo Anh?
Vì là anh em bạn bè chơi với nhau nên tôi sẽ hơi "thiên vị" Bảo Anh một chút. Còn nếu nói về chuyên môn thì so với các captain khác, bạn ấy chưa phải người tốt nhất nhưng là người dám chơi nhất trong cuộc thi này.
Tâm thế khi đến với Street Dance Việt Nam khi bản thân là người dày dặn kinh nghiệm?
Đó là một tâm thế khó tả bởi bản thân đã có kinh nghiệm thì sẽ không giống những bạn newbie khác, hoang mang hay không biết phải làm như thế nào, mọi thứ sẽ ra sao,... Tôi rất bình tĩnh trong việc chờ đợi nhưng không vì thế mà tôi không một chút lo lắng.
Các bạn newbie lo lắng thế nào thì tôi cũng như vậy thôi bởi đây là lần đầu tiên, cuộc thi này đến Việt Nam và phiên bản Việt cũng không giống Street Dance Of China.
Tôi có rất nhiều bạn bè đang làm sản xuất, biên kịch cho chương trình của Trung Quốc nhưng về Việt Nam, nó lại liên quan đến văn hóa và cộng đồng Việt Nam nên đôi khi, nó sẽ có những cú twist không thể lường trước được. Nói chung, tâm thế của tôi là bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận mọi thử thách.
Các bạn newbie lo lắng thế nào thì tôi cũng như vậy thôi bởi đây là lần đầu tiên, cuộc thi này đến Việt Nam và phiên bản Việt cũng không giống Street Dance Of China.
Tôi có rất nhiều bạn bè đang làm sản xuất, biên kịch cho chương trình của Trung Quốc nhưng về Việt Nam, nó lại liên quan đến văn hóa và cộng đồng Việt Nam nên đôi khi, nó sẽ có những cú twist không thể lường trước được. Nói chung, tâm thế của tôi là bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận mọi thử thách.
Có ý kiến cho rằng, những cuộc thi như thế này nên để các newbie để họ tìm kiếm cơ hội cho mình hơn?
Tôi nghĩ điều này cũng không đúng lắm bởi những cuộc thi này mới cần người có kinh nghiệm và newbie để cùng chia sẻ kinh nghiệm, góc nhìn riêng của bản thân để gắn kết cộng đồng với nhau. Đó là điều quan trọng nhất mà street dance mang lại cho cộng đồng.
Nội dung liên quan
Lúc bước lên và thấy có thêm 3 tuyển thủ, Linh 3T có phần nào lo lắng không vì Hiệp Chất hay Sơn Clown cũng là đối thủ đáng gờm?
Thật ra, lúc nghe Bảo Anh hỏi có ai muốn lên không, tôi cứ lên thôi. Bật mí với mọi người là chúng tôi đã chờ từ 12h trưa cho đến lúc tôi biểu diễn là 5h30 sáng hôm sau. Đây là lần đầu tiên tôi tham dự một cuộc thi mà phải chờ gần 17 tiếng để có thể nhảy.
Không chỉ mình tôi, CK hay anh Sơn và Hiệp Chất cũng lên thì mình cứ chiến thôi bởi nó cũng không phải battle mà đơn giản là thể hiện, ai trước cũng được vì mỗi người có một thế mạnh riêng, không ai liên quan đến ai.
Không chỉ mình tôi, CK hay anh Sơn và Hiệp Chất cũng lên thì mình cứ chiến thôi bởi nó cũng không phải battle mà đơn giản là thể hiện, ai trước cũng được vì mỗi người có một thế mạnh riêng, không ai liên quan đến ai.
Như bao người, tôi đến với Street Dance Việt Nam vì nó là cơ hội để một lần nữa, bản thân được làm điều mình thích trong một cuộc thi yêu thích, với những thí sinh/đối thủ mình thấy xứng tầm.
Từng tham gia nhiều giải đấu nước ngoài, vậy khi tham gia Street Dance Việt Nam, anh muốn chứng minh điều gì?
Tôi không muốn chứng minh điều gì cả. Như bao người, tôi đến với Street Dance Việt Nam vì nó là cơ hội để một lần nữa, bản thân được làm điều mình thích trong một cuộc thi yêu thích, với những thí sinh/đối thủ mình thấy xứng tầm.
200 thí sinh, ai cũng có chuyên môn nhất định và tôi đánh giá họ đều là đối thủ lớn với mình vào thời điểm này. Tôi được đánh giá là một trong những người "già" nhất cuộc thi (cười), đã vậy còn thể hiện bộ môn khó nhất - tốn sức nhất của street dance nên mọi người rất ngạc nhiên.
Khi thấy tôi xuất hiện trong trường quay, chắc mọi người nghĩ tôi đến chấm thi thôi nhưng đến lúc tôi lên sân khấu, vào khu phố của Bảo Anh thì các bạn kiểu: "Hóa ra anh cũng đi thi". Tôi cũng thắc mắc, hỏi lại sao mình không được đi thi (cười).
Đây là một cuộc thi nhảy và nó rất công bằng. Cho dù bạn có chinh chiến, dày dặn kinh nghiệm thế nào thì mỗi cuộc thi đều có luật lệ, văn hóa riêng và mình đang thử thách bản thân.
200 thí sinh, ai cũng có chuyên môn nhất định và tôi đánh giá họ đều là đối thủ lớn với mình vào thời điểm này. Tôi được đánh giá là một trong những người "già" nhất cuộc thi (cười), đã vậy còn thể hiện bộ môn khó nhất - tốn sức nhất của street dance nên mọi người rất ngạc nhiên.
Khi thấy tôi xuất hiện trong trường quay, chắc mọi người nghĩ tôi đến chấm thi thôi nhưng đến lúc tôi lên sân khấu, vào khu phố của Bảo Anh thì các bạn kiểu: "Hóa ra anh cũng đi thi". Tôi cũng thắc mắc, hỏi lại sao mình không được đi thi (cười).
Đây là một cuộc thi nhảy và nó rất công bằng. Cho dù bạn có chinh chiến, dày dặn kinh nghiệm thế nào thì mỗi cuộc thi đều có luật lệ, văn hóa riêng và mình đang thử thách bản thân.
Những năm qua, Linh 3T ở đâu và làm gì?
Sau cuộc thi Got To Dance 2014, tôi bị chấn thương rất nặng vì gặp tai nạn đêm chung kết. Tôi phải mổ chân nên sức khỏe yếu đi, vì vậy tôi không tham gia các giải đấu mà cộng đồng trong nước tổ chức. Tôi chỉ góp mặt ở những cuộc thi quốc tế.
Bên cạnh đó, tôi vẫn luôn đảm nhận vai trò tổ chức các sự kiện cho cộng đồng nhảy múa ở Việt Nam. Tôi lui về sau, tổ chức các sân chơi cho anh em trong cộng đồng, nó có tính chuyên môn cao nhất để tôi có thể tìm kiếm được, đầu tư người mình tin tưởng được để mang họ ra thế giới.
Ví dụ như B4, tôi cũng đầu tư cho em ấy từ những vòng đầu tiên của giải Youth Olympic, và em ấy đã đi được đến vòng cuối cùng, mang về chiếc Huy chương vàng. Tôi rất tự hào vì mình là HLV và dẫn dắt em ấy từ những vòng đầu. Bên cạnh đó, tôi cũng là người đưa rất nhiều thí sinh Việt Nam ra đấu trường quốc tế.
Đó là vị trí mà tôi đảm nhận trong khoảng 10 năm trở lại đây, và tôi đang làm rất tốt điều đó, kết nối cộng đồng thế giới với cộng đồng Việt Nam. Ngoài ra, tôi còn đi làm biên đạo hay đạo diễn sân khấu cho rất nhiều chương trình nhảy trên thế giới.
Tôi đã làm rất nhiều tour lưu diễn ở Nhật, Pháp và năm nào cũng đi. Chỉ có 2 năm vừa rồi do dịch Covid-19 nên phải ở nhà.
Bên cạnh đó, tôi vẫn luôn đảm nhận vai trò tổ chức các sự kiện cho cộng đồng nhảy múa ở Việt Nam. Tôi lui về sau, tổ chức các sân chơi cho anh em trong cộng đồng, nó có tính chuyên môn cao nhất để tôi có thể tìm kiếm được, đầu tư người mình tin tưởng được để mang họ ra thế giới.
Ví dụ như B4, tôi cũng đầu tư cho em ấy từ những vòng đầu tiên của giải Youth Olympic, và em ấy đã đi được đến vòng cuối cùng, mang về chiếc Huy chương vàng. Tôi rất tự hào vì mình là HLV và dẫn dắt em ấy từ những vòng đầu. Bên cạnh đó, tôi cũng là người đưa rất nhiều thí sinh Việt Nam ra đấu trường quốc tế.
Đó là vị trí mà tôi đảm nhận trong khoảng 10 năm trở lại đây, và tôi đang làm rất tốt điều đó, kết nối cộng đồng thế giới với cộng đồng Việt Nam. Ngoài ra, tôi còn đi làm biên đạo hay đạo diễn sân khấu cho rất nhiều chương trình nhảy trên thế giới.
Tôi đã làm rất nhiều tour lưu diễn ở Nhật, Pháp và năm nào cũng đi. Chỉ có 2 năm vừa rồi do dịch Covid-19 nên phải ở nhà.
Dancer ở Việt Nam dù có đạt nhiều thành tích lớn ở đấu trường quốc tế nhưng ở quê nhà lại không được chú trọng. Là cái tên thuộc hàng "lão làng", Linh 3T có cảm thấy chạnh lòng?
Dancer Việt Nam có nhiều bạn đạt được những thành tích lớn ở đấu trường quốc tế nhưng do các bạn ấy chỉ tập trung chuyên môn, không marketing nên sẽ khó để khán giả đại chúng biết đến.
Ngay đến tôi cũng là một người như thế vì bản thân quá chú trọng vào công việc chuyên môn và cộng đồng của mình nên thành ra, nhiều người cũng không biết và không nhớ Linh 3T.
Còn nếu để nói có chạnh lòng hay không, thì chỉ một chút vì so với các bạn hot Tiktok dancer bây giờ, về chuyên môn tôi cảm thấy các bạn ấy không bằng mình vậy mà lại nổi tiếng hơn. Nhưng nhìn lại, đó là do bản thân lười, cộng đồng các bạn yêu thích street dance lười quảng bá hình ảnh chứ không phải vì vấn đề chuyên môn (cười).
Mỗi ngày, các bạn ấy có thể tập 8-10 tiếng nhưng để bảo các bạn ấy quay clip Tiktok, đi phỏng vấn chụp ảnh, làm viral thì các bạn ấy rất lười. Cái gì cũng có đi có lại.
Ngay đến tôi cũng là một người như thế vì bản thân quá chú trọng vào công việc chuyên môn và cộng đồng của mình nên thành ra, nhiều người cũng không biết và không nhớ Linh 3T.
Còn nếu để nói có chạnh lòng hay không, thì chỉ một chút vì so với các bạn hot Tiktok dancer bây giờ, về chuyên môn tôi cảm thấy các bạn ấy không bằng mình vậy mà lại nổi tiếng hơn. Nhưng nhìn lại, đó là do bản thân lười, cộng đồng các bạn yêu thích street dance lười quảng bá hình ảnh chứ không phải vì vấn đề chuyên môn (cười).
Mỗi ngày, các bạn ấy có thể tập 8-10 tiếng nhưng để bảo các bạn ấy quay clip Tiktok, đi phỏng vấn chụp ảnh, làm viral thì các bạn ấy rất lười. Cái gì cũng có đi có lại.
Nhiều năm trong nghề, có bao giờ anh đã muốn từ bỏ đam mê của mình?
Có rất nhiều lần, tôi đã muốn từ bỏ đam mê của mình. Có những năm tôi thua liên tục, cay cú rồi tự thất vọng về chính bản thân mình. Tôi cảm thấy buồn, muốn bỏ nghề rồi. Hay như khi thấy bản thân đã đạt nhiều thành tích rồi nhưng ở Việt Nam vẫn chưa đến đâu cả, tôi buồn chứ.
Thêm vào đó, cuộc sống dành cho dancer ở Việt Nam không cao như thế giới nên sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng, các dancer phải tự làm mọi thứ khiến nhiều lúc mình phải tự hỏi bản thân, rằng có nên dừng lại đam mê này hay không?
Nhưng tôi đã vượt qua những khoảng thời gian đen tối nhất vì khi bản thân bắt đầu đi nhảy, tôi chỉ có 2 lựa chọn là chết hoặc đi nhảy vào thời điểm đó. Trong giới Hip-hop, mọi người hay dùng câu "Hip-hop set my life", tôi không dám dùng và chỉ muốn nói rằng Hip-hop, street dance đã cứu vớt tôi khỏi thời gian tăm tối nhất.
Thêm vào đó, cuộc sống dành cho dancer ở Việt Nam không cao như thế giới nên sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng, các dancer phải tự làm mọi thứ khiến nhiều lúc mình phải tự hỏi bản thân, rằng có nên dừng lại đam mê này hay không?
Nhưng tôi đã vượt qua những khoảng thời gian đen tối nhất vì khi bản thân bắt đầu đi nhảy, tôi chỉ có 2 lựa chọn là chết hoặc đi nhảy vào thời điểm đó. Trong giới Hip-hop, mọi người hay dùng câu "Hip-hop set my life", tôi không dám dùng và chỉ muốn nói rằng Hip-hop, street dance đã cứu vớt tôi khỏi thời gian tăm tối nhất.
Big Toe là một nhóm nhảy đình đám của Hà Nội một thời, ở đỉnh cao đó, anh cảm nhận thế nào về dance Việt Nam?
Thời điểm tôi vẫn còn trong nhóm Big Toe là từ năm 2004 - 2011, đó cũng là thời điểm đỉnh cao của Hip-hop, của nghệ thuật đường phố tại Việt Nam. Vào lúc đấy, tôi đang ở đỉnh cao, và chẳng để ý quá nhiều.
Tôi tập trung nhiều hơn vào việc làm chuyên môn và không chú trọng vào những vấn đề khác. Ở thời điểm đấy, dance phát triển bị lệch dù Hip-hop phát triển rất mạnh. Cộng đồng K-Pop lại vươn lên về visual. Cộng đồng back-up dancer tại Hà Nội chưa phát triển mạnh, nhưng tại Sài Gòn lại rất ổn.
Với tôi, thế hệ back-up dancer tại Sài Gòn lúc đó vẫn đang mày mò và copy - paste những phong cách của các nghệ sĩ thế giới. Họ chưa tìm được phong cách của chính mình. Thế nên, trình độ dance lúc đó ở Việt Nam rất lệch nhau. Mỗi cộng đồng có một góc nhìn, một lý tưởng khác nhau.
Điều này khác hẳn so với thời điểm hiện tại khi cộng đồng dance tại Việt Nam đã đoàn kết hơn rất nhiều.
Tôi tập trung nhiều hơn vào việc làm chuyên môn và không chú trọng vào những vấn đề khác. Ở thời điểm đấy, dance phát triển bị lệch dù Hip-hop phát triển rất mạnh. Cộng đồng K-Pop lại vươn lên về visual. Cộng đồng back-up dancer tại Hà Nội chưa phát triển mạnh, nhưng tại Sài Gòn lại rất ổn.
Với tôi, thế hệ back-up dancer tại Sài Gòn lúc đó vẫn đang mày mò và copy - paste những phong cách của các nghệ sĩ thế giới. Họ chưa tìm được phong cách của chính mình. Thế nên, trình độ dance lúc đó ở Việt Nam rất lệch nhau. Mỗi cộng đồng có một góc nhìn, một lý tưởng khác nhau.
Điều này khác hẳn so với thời điểm hiện tại khi cộng đồng dance tại Việt Nam đã đoàn kết hơn rất nhiều.
Ở Hàn Quốc đã có khái niệm K-Dance, thế nhưng Việt Nam lại chưa có, anh nghĩ chúng ta còn thiếu điều gì?
Thật ra gần đây tôi mới nghe được khái niệm này. K-Dance tức là các bạn dancer tại Hàn Quốc đã có chỗ đứng và tạo dựng được phong cách của riêng mình. Tôi thấy việc nói Việt Nam chưa có là chưa đúng.
Nền giải trí của Hàn Quốc đã đi xa hơn Việt Nam 40, 50 năm rồi. Họ học tập và sao chép từ nước Mỹ, và dần dần nghệ thuật đại chúng của họ như âm nhạc, phim ảnh,... cũng đã chứng minh được với thế giới bởi BTS, BLACKPINK,... và các cuộc thi trên truyền hình như Street Woman Fighter hay Showdown - một show về Bboy đang được chiếu tại Hàn Quốc.
Nền công nghiệp giải trí của họ đang thúc đẩy những bạn dancer back-up có chuyên môn về đường phố như Hip-hop, Bboy, Popping, Rocking,... Đó là điều họ luôn đi đầu. Năm nào, các cuộc giao lưu văn hóa của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam luôn lựa chọn những nhóm nhảy đường phố của Hàn Quốc đi giao lưu tại Việt Nam.
Từ trước đến nay họ luôn được đánh giá cao. Định nghĩa K-dance cũng đã có từ rất lâu. Nhưng vì những cuộc thi, rất nhiều nước bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hàn Quốc, trong đó có Việt Nam.
Để hình thành được khái niệm K-Dance đấy là cả một quá trình, một cộng đồng rất lớn đã phải chung tay với nhau. Đó là tập hợp của những người có chuyên môn về nhảy, văn hóa - marketing, các nhà báo, các công ty truyền thông tổ chức cuộc thi và cả những cộng đồng yêu nghệ thuật.
Đó là những thành tố cần thiết để tạo ra một thứ gì đó. V-Dance chẳng hạn. Nói thật ra, dancer ở Việt Nam cũng không thua kém là mấy so với những người bạn tại khu vực Đông Nam Á hay châu Á nói chung.
Những người trẻ của dance Việt Nam đang có những sự tiến bộ rất nhanh. Thứ họ thiếu là một bệ phóng, là một tầm nhìn chiến lược. Có nhiều dancer rất giỏi, nhưng đến một giai đoạn nhất định, vì những vấn đề của cuộc sống, các bạn ấy lại không tìm được con đường đi cho mình và phải dừng lại.
20 năm hoạt động tại Việt Nam, tôi gặp vô số những tài năng từ đường phố. Nhưng đến khi họ vào ngành công nghiệp giải trí tại Sài Gòn, các bạn bị cuốn vào vòng xoáy làm kinh tế và không có thời gian trau dồi chuyên môn nữa.
Còn với những dancer thế giới, họ cân bằng giữa việc làm kinh tế và nâng cao chuyên môn. Đó là một vấn đề rất nhức nhối ở Việt Nam. Khi đã bị cuốn vào vòng xoáy kinh tế cho bản thân, cho những người bạn và cho tổ đội của mình, thật khó để có đủ thời gian tập luyện.
Ngay như tôi cũng thế thôi, tôi liên tục đi sự kiện và từng có thời gian để nâng cao trình độ. Bboy không khác gì một vận động viên, phải luyện tập hằng ngày về mặt thể chất, lắng nghe âm nhạc, lắng nghe chuyển động của cơ thể. Không luyện tập sẽ khiến những thứ này mai một đi rất nhiều.
Nền giải trí của Hàn Quốc đã đi xa hơn Việt Nam 40, 50 năm rồi. Họ học tập và sao chép từ nước Mỹ, và dần dần nghệ thuật đại chúng của họ như âm nhạc, phim ảnh,... cũng đã chứng minh được với thế giới bởi BTS, BLACKPINK,... và các cuộc thi trên truyền hình như Street Woman Fighter hay Showdown - một show về Bboy đang được chiếu tại Hàn Quốc.
Nền công nghiệp giải trí của họ đang thúc đẩy những bạn dancer back-up có chuyên môn về đường phố như Hip-hop, Bboy, Popping, Rocking,... Đó là điều họ luôn đi đầu. Năm nào, các cuộc giao lưu văn hóa của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam luôn lựa chọn những nhóm nhảy đường phố của Hàn Quốc đi giao lưu tại Việt Nam.
Từ trước đến nay họ luôn được đánh giá cao. Định nghĩa K-dance cũng đã có từ rất lâu. Nhưng vì những cuộc thi, rất nhiều nước bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hàn Quốc, trong đó có Việt Nam.
Để hình thành được khái niệm K-Dance đấy là cả một quá trình, một cộng đồng rất lớn đã phải chung tay với nhau. Đó là tập hợp của những người có chuyên môn về nhảy, văn hóa - marketing, các nhà báo, các công ty truyền thông tổ chức cuộc thi và cả những cộng đồng yêu nghệ thuật.
Đó là những thành tố cần thiết để tạo ra một thứ gì đó. V-Dance chẳng hạn. Nói thật ra, dancer ở Việt Nam cũng không thua kém là mấy so với những người bạn tại khu vực Đông Nam Á hay châu Á nói chung.
Những người trẻ của dance Việt Nam đang có những sự tiến bộ rất nhanh. Thứ họ thiếu là một bệ phóng, là một tầm nhìn chiến lược. Có nhiều dancer rất giỏi, nhưng đến một giai đoạn nhất định, vì những vấn đề của cuộc sống, các bạn ấy lại không tìm được con đường đi cho mình và phải dừng lại.
20 năm hoạt động tại Việt Nam, tôi gặp vô số những tài năng từ đường phố. Nhưng đến khi họ vào ngành công nghiệp giải trí tại Sài Gòn, các bạn bị cuốn vào vòng xoáy làm kinh tế và không có thời gian trau dồi chuyên môn nữa.
Còn với những dancer thế giới, họ cân bằng giữa việc làm kinh tế và nâng cao chuyên môn. Đó là một vấn đề rất nhức nhối ở Việt Nam. Khi đã bị cuốn vào vòng xoáy kinh tế cho bản thân, cho những người bạn và cho tổ đội của mình, thật khó để có đủ thời gian tập luyện.
Ngay như tôi cũng thế thôi, tôi liên tục đi sự kiện và từng có thời gian để nâng cao trình độ. Bboy không khác gì một vận động viên, phải luyện tập hằng ngày về mặt thể chất, lắng nghe âm nhạc, lắng nghe chuyển động của cơ thể. Không luyện tập sẽ khiến những thứ này mai một đi rất nhiều.
Thực tế, những năm gần đây dancer Việt Nam cũng không hề thua kém K-Dance. Nhưng nếu các dancer nước bạn đã có thể kiếm tiền với bộ môn này thì các dancer Việt Nam lại chật vật hơn, anh có thấy vậy?
Những bạn chưa thành danh đúng là rất khó khăn. Nhưng khi đã có danh tiếng, một vũ công tại Việt Nam có thể sẽ tốt hơn nhiều người. Chưa tốt bằng nhiều người nhưng cũng tốt hơn rất nhiều người khác.
Không phải chỉ đơn giản là nhảy múa, nếu chúng ta không cố gắng hết mình vì điều mình tin tưởng thì không thể bước tiếp và bước xa. Với những dancer, đó là niềm tin về việc có thể dùng nhảy múa để sống tốt cuộc sống của mình.
Đây là câu hỏi tôi nhận được rất nhiều từ những bạn trẻ từ đường phố rồi. Không phải do kinh tế tôi tốt hơn, mà là do tôi đã được đi rất nhiều và thấy những thứ cần thấy. Các vũ công thế giới họ có thể sống tốt thì ở Việt Nam cũng có thể làm được điều đó nếu các bạn sống hết mình với đam mê.
Không phải chỉ đơn giản là nhảy múa, nếu chúng ta không cố gắng hết mình vì điều mình tin tưởng thì không thể bước tiếp và bước xa. Với những dancer, đó là niềm tin về việc có thể dùng nhảy múa để sống tốt cuộc sống của mình.
Đây là câu hỏi tôi nhận được rất nhiều từ những bạn trẻ từ đường phố rồi. Không phải do kinh tế tôi tốt hơn, mà là do tôi đã được đi rất nhiều và thấy những thứ cần thấy. Các vũ công thế giới họ có thể sống tốt thì ở Việt Nam cũng có thể làm được điều đó nếu các bạn sống hết mình với đam mê.
Khi cùng đồng đội tách ra làm nhóm lẻ, Linh 3T có gặp khó khăn?
Vào thời điểm năm 2011, tôi cùng rất nhiều thành viên trong nhóm BBoy của Big Toe tách ra thành S.I.N.E thì khó khăn chồng chất. Lúc đó, chúng tôi là những dancer suốt ngày chỉ cắm đầu trong phòng tập để tập hết mình chứ không chú trọng mở rộng mối quan hệ, đi kiếm show, rất thu mình.
Đến lúc tách ra, chúng tôi không biết một cái gì cả: không biết book show, liên hệ ai, không có phòng tập, nói chung là tay trắng. Chúng tôi chỉ có một cái duy nhất, đó là có tất cả anh em cùng đồng lòng vượt qua khó khăn trong thời điểm đó mà thôi.
Quan trọng nhất là có anh em đứng cùng nhau. Suốt 1-2 năm đầu S.I.N.E mới thành lập, có rất nhiều khó khăn nhưng cuối cùng đều cùng nhau vượt qua hết.
Đến lúc tách ra, chúng tôi không biết một cái gì cả: không biết book show, liên hệ ai, không có phòng tập, nói chung là tay trắng. Chúng tôi chỉ có một cái duy nhất, đó là có tất cả anh em cùng đồng lòng vượt qua khó khăn trong thời điểm đó mà thôi.
Quan trọng nhất là có anh em đứng cùng nhau. Suốt 1-2 năm đầu S.I.N.E mới thành lập, có rất nhiều khó khăn nhưng cuối cùng đều cùng nhau vượt qua hết.
Thời điểm đó, nhóm kiếm show ra sao?
Vào thời điểm đó, kiếm show thì chúng tôi phải tự đi "chào hàng" với các bầu show cũ, tự làm hình ảnh lại. Nói chung phải làm lại một bộ nhận diện thương hiệu mới hoàn toàn để không gắn với công ty cũ nữa, cũng phải mất một thời gian rất dài.
Hồi xưa, lúc nào cũng nghĩ mình ở đỉnh cao rồi, sẽ không thi các cuộc thi, show bé, không làm các chương trình vụn vặt. Nhưng đến lúc tách ra, phải làm lại từ đầu thì cái gì cũng nhận, mức giá nào cũng làm, ai cần mình đi diễn thì cũng đi.
Hồi đấy hay gọi là "lao công tạp vụ", làm cái gì cũng được, miễn vẫn có thể được nhảy cùng anh em - đó là điều tôi thấy hứng thú nhất.
Hồi xưa, lúc nào cũng nghĩ mình ở đỉnh cao rồi, sẽ không thi các cuộc thi, show bé, không làm các chương trình vụn vặt. Nhưng đến lúc tách ra, phải làm lại từ đầu thì cái gì cũng nhận, mức giá nào cũng làm, ai cần mình đi diễn thì cũng đi.
Hồi đấy hay gọi là "lao công tạp vụ", làm cái gì cũng được, miễn vẫn có thể được nhảy cùng anh em - đó là điều tôi thấy hứng thú nhất.
Anh kỳ vọng gì về Hiphop Việt Nam ở thời điểm hiện tại và tương lai gần?
Thật ra tôi không kỳ vọng gì về cộng đồng Hip-hop Việt Nam ở thời điểm hiện tại và tương lai gần, vì tôi rất tự tin vào cộng đồng Hip-hop tại Việt Nam.
Cộng đồng Hip-hop tại Việt Nam không giống như thời thế hệ của tôi - khi đó bắt đầu phải đi mò đường. Thế nên, nếu sai chúng tôi có rất nhiều sai lầm và phải sửa chữa lại. Còn thế hệ Hip-hop bây giờ là các bạn gen Z, gen Alpha, đã có tầm nhìn, sự hiểu biết và cá tính riêng nên các bạn ấy giỏi hơn thế hệ chúng tôi 100, 1000 lần.
Đặc biệt, các bạn ấy còn có sức trẻ, không chỉ trong nhảy mà còn ở âm nhạc, hội hoạ, sự hiểu biết về cộng đồng Hip-hop. Thế nên, tất cả mọi thứ các bạn ấy đều giỏi hơn tôi rất nhiều. Do đó, tôi không kỳ vọng gì vào cộng đồng này cả vì các bạn ấy quá giỏi rồi.
Thứ tôi kỳ vọng, mong muốn là cộng đồng những người yêu nghệ thuật và những người quan tâm đến Hip-hop sẽ hiểu hơn, hỗ trợ và ủng hộ hơn cho các bạn thế hệ bây giờ.
Vì bây giờ các bạn trẻ giỏi quá nhanh, không có được cán cân để chọn lựa. Nếu không đi nhảy, các bạn ấy có thể đi làm game thủ hay bất cứ thứ gì. Nhưng vào thời của tôi, nếu nói không đi nhảy thì chắc tôi đi làm đầu gấu thôi. Lúc đó, chúng tôi dồn hết sức mình cho nhảy múa.
Tôi chỉ mong cộng đồng những người ủng hộ nghệ thuật đường phố tại Việt Nam hãy ủng hộ các bạn gen Z và gen Alpha để họ tự tin vào những gì họ đã chọn lựa là Hip-hop, là nghệ thuật đường phố.
Vì thế hệ bây giờ các bạn bị mông lung, dễ tổn thương hơn thời chúng tôi. Chúng tôi là những ông già đã sống lâu rồi, đã trải nghiệm quá nhiều thứ nên bất cứ vấn đề gì cũng chai sạn với tôi và những người cùng thế hệ.
Các bạn vẫn là những người trẻ, chưa có cơ hội được đi xa, đi nhiều như chúng tôi. Thế hệ chúng tôi đã phải tự bỏ tiền để đi học ở nước ngoài, tham gia các giải đấu thế giới. Nhưng thế hệ bây giờ của các bạn ấy rất ít người dám làm điều đó, vì trong cuộc sống bị phân tán tư tưởng bởi quá nhiều thú vui và những con đường khác.
Rất nhiều người không ở trong cộng đồng Hip-hop vẫn luôn nói rằng: "Hip-hop thì làm sao mà sống thọ với nghề được?", tôi nói: "Anh Thành đi nhảy 30 năm và vẫn thi đấu, anh Việt Max không có thời gian thi đấu nữa nhưng vẫn luôn support cộng đồng.
Và tôi là một Bboy 20 năm, tôi vẫn đang nhảy và vẫn đang sống tốt, thì không lý nào các bạn lại không sống tốt". Quan trọng là các bạn hãy chứng minh điều đó cho những người chưa hiểu chúng ta, để họ support mình.
Cộng đồng Hip-hop tại Việt Nam không giống như thời thế hệ của tôi - khi đó bắt đầu phải đi mò đường. Thế nên, nếu sai chúng tôi có rất nhiều sai lầm và phải sửa chữa lại. Còn thế hệ Hip-hop bây giờ là các bạn gen Z, gen Alpha, đã có tầm nhìn, sự hiểu biết và cá tính riêng nên các bạn ấy giỏi hơn thế hệ chúng tôi 100, 1000 lần.
Đặc biệt, các bạn ấy còn có sức trẻ, không chỉ trong nhảy mà còn ở âm nhạc, hội hoạ, sự hiểu biết về cộng đồng Hip-hop. Thế nên, tất cả mọi thứ các bạn ấy đều giỏi hơn tôi rất nhiều. Do đó, tôi không kỳ vọng gì vào cộng đồng này cả vì các bạn ấy quá giỏi rồi.
Thứ tôi kỳ vọng, mong muốn là cộng đồng những người yêu nghệ thuật và những người quan tâm đến Hip-hop sẽ hiểu hơn, hỗ trợ và ủng hộ hơn cho các bạn thế hệ bây giờ.
Vì bây giờ các bạn trẻ giỏi quá nhanh, không có được cán cân để chọn lựa. Nếu không đi nhảy, các bạn ấy có thể đi làm game thủ hay bất cứ thứ gì. Nhưng vào thời của tôi, nếu nói không đi nhảy thì chắc tôi đi làm đầu gấu thôi. Lúc đó, chúng tôi dồn hết sức mình cho nhảy múa.
Tôi chỉ mong cộng đồng những người ủng hộ nghệ thuật đường phố tại Việt Nam hãy ủng hộ các bạn gen Z và gen Alpha để họ tự tin vào những gì họ đã chọn lựa là Hip-hop, là nghệ thuật đường phố.
Vì thế hệ bây giờ các bạn bị mông lung, dễ tổn thương hơn thời chúng tôi. Chúng tôi là những ông già đã sống lâu rồi, đã trải nghiệm quá nhiều thứ nên bất cứ vấn đề gì cũng chai sạn với tôi và những người cùng thế hệ.
Các bạn vẫn là những người trẻ, chưa có cơ hội được đi xa, đi nhiều như chúng tôi. Thế hệ chúng tôi đã phải tự bỏ tiền để đi học ở nước ngoài, tham gia các giải đấu thế giới. Nhưng thế hệ bây giờ của các bạn ấy rất ít người dám làm điều đó, vì trong cuộc sống bị phân tán tư tưởng bởi quá nhiều thú vui và những con đường khác.
Rất nhiều người không ở trong cộng đồng Hip-hop vẫn luôn nói rằng: "Hip-hop thì làm sao mà sống thọ với nghề được?", tôi nói: "Anh Thành đi nhảy 30 năm và vẫn thi đấu, anh Việt Max không có thời gian thi đấu nữa nhưng vẫn luôn support cộng đồng.
Và tôi là một Bboy 20 năm, tôi vẫn đang nhảy và vẫn đang sống tốt, thì không lý nào các bạn lại không sống tốt". Quan trọng là các bạn hãy chứng minh điều đó cho những người chưa hiểu chúng ta, để họ support mình.
Cảm ơn Linh 3T vì những chia sẻ.
()
Nguồn: TH&PL