Bên cạnh lực lượng tuyến đầu và y bác sĩ ngày đêm chống dịch, các tình nguyện viên cũng đang tạo một liều thuốc tinh thần dành cho mọi người.
Đằng sau những dòng chữ rất nắn nót
Trong khoảng thời gian rất căng thẳng vì đại dịch COVID hoành hành tại Việt Nam, lực lượng y bác sĩ căng mình làm hết năng lực để cứu chữa bệnh nhân.
Khi tận mắt chứng kiến hành động tận tâm trong công việc, hết mình thực thi nhiệm vụ dân tình đã phải dành nhiều lời khen cho lực lượng quan trọng này.
Nội dung liên quan
Không chỉ khích lệ tinh thần, mọi người đã và đang chung tay hành động vì cộng đồng, vì một Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch.
Nhóm thầy cô giảng viên hàng ngày thầm lặng trao những suất cơm nghĩa tình dành cho đội ngũ y bác sĩ và các bệnh nhân.
Được biết dự án Sài Gòn Thương được thành lập bởi đội ngũ giảng viên Khoa Du lịch Việt Nam học trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Mục đích đầu tiên để hỗ trợ sinh viên vượt qua đại dịch.
Nhiếp ảnh gia Kiếng Cận chia sẻ: "Hành trình Sài Gòn Thương đã hoạt động hơn 2 tháng, từ khi TP. Hồ Chí Minh có những diễn biến phức tạp. Thầy cô đã cố gắng dùng quỹ cá nhân để hỗ trợ cho sinh viên từ lương khô, nhu yếu phẩm. Hơn thế nữa thầy cô còn dành sự quan tâm đặc biệt đến cho các bạn nữ bằng những món quả nhỏ nhặt nhất."
Gian bếp của trường Đại học Nguyễn Tất Thành ngày ngày đỏ lửa liên tục phục vụ những suất ăn nóng hổi đến cho lực lượng y bác sĩ và các bệnh nhân F0 tại TP. Hồ Chí Minh.
Nhưng khi siết chặt giãn cách tại thành phố, thầy cô chuyển qua hình thức hỗ trợ định kỳ để hạn chế tiếp xúc và di chuyển. Thấy căn bếp dành cho sinh viên thực tập những chuyên ngành về nhà hàng còn bỏ trống, nên cô Phan Thị Ngàn đã đề xuất cho bếp hoạt động và phục vụ công tác thiện nguyện.
Gian bếp hoạt động hết công suất, hàng ngày sản xuất được khoảng 400 phần cơm trao gửi yêu thương đến các bệnh viện trên địa bàn.
Anh chàng còn chia sẻ thêm: "Mỗi ngày các anh chị, thầy cô liên tục hoạt động phân chia nhiệm vụ để phối hợp nhịp nhàng. Thầy cô luân phiên nấu cơm, đóng gói không ngừng tay để trao gửi những suất ăn đầy chất dinh dưỡng và nhiều tình thương."
Tâm sự với , Kiếng Cận thú thật cũng rất sợ "Cô Vy": "Ban đầu mình cũng rất sợ chứ, nhưng bản thân nghĩ cũng còn trẻ, khỏe sao không làm việc gì ý nghĩa cho mọi người. Nên mình quyết định tham gia cùng các thầy cô, đóng quân tại trường và bắt đầu vào công việc".
Mình cũng động viên các anh chị em trong gia đình tham gia, và mọi người cũng nhiệt tình tham gia. Định kỳ đội ngũ của bếp ăn luôn test COVID theo quy định và gian bếp đạt tiêu chuẩn 5 sao nên vấn đề vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu".
Lúc đầu bếp ăn hoạt động dựa trên tiền quỹ của cá nhân đội ngũ giảng viên của khoa. Tuy nhiên về sau hành trình ý nghĩa được lan rộng nên bắt đầu kêu gọi từ các anh chị, thầy cô hay các nghệ sĩ nổi tiếng. May mắn hành trình Sài Gòn Thương được ủng hộ rất nhiệt tình và số tiền quỹ được các cô cập nhật liên tục trên mạng xã hội.
Cơm chữ - Hạnh phúc từ những điều nhỏ nhặt
Hành trình của Cơm chữ đã trải qua gần 1 tháng và được nhận rất nhiều sự ủng hộ và lời động viên tích cực. Những bức ảnh về chiếc hộp cơm cùng dòng chữ nắn nót đầy dễ thương được lan truyền khắp mạng xã hội.
Ý tưởng này xuất phát từ nhiếp ảnh gia Kiếng Cận, nổi tiếng với giới nghệ sĩ và mệnh danh "ông hoàng" ảnh thời trang, thường xuyên được công tác giảng dạy tại trường. Hàng ngày anh chàng dành 30 phút nghỉ trưa để viết từng câu thơ câu vè rất trendy nhưng vẫn ẩn chứa một thông điệp nhất định.
Chia sẻ với về hành trình cơm chữ: "Quá trình suy nghĩ câu thông điệp không tốn thời gian. Mỗi ngày mình chỉ viết được khoảng 20-30 câu thơ, ca dao, tục ngữ cải biên lại."
Trong mỗi câu mình luôn gửi gắm đến những thông điệp tích cực và lạc quan nhất, hay đôi khi đó là sự kêu gọi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Sau khi Kiếng Cận chia sẻ những hộp cơm có giá trị từ vật chất đến cả tinh thần thì đã có rất nhiều bạn trẻ nhắn tin yêu cầu viết nhiều hơn nữa. Nhưng Kiếng Cận cũng giải thích do thời gian có hạn nên chỉ viết được một ít, nếu có nhiều quỹ thời gian hơn anh chàng sẽ đầu tư hơn nữa.
"Khi những hộp cơm được trao tay, các anh chị bác sĩ rất thích thú. Lực lượng tuyến đầu còn truyền hình ảnh trên những hội nhóm mạng xã hội. Đôi khi mình thấy các bệnh nhân check-in hộp cơm do mình viết, thật sự mình rất hạnh phúc vì hành động ý nghĩa đã được lan truyền" - Kiếng Cận chia sẻ.
Trong tương lai anh chàng hy vọng các câu lạc bộ hay tổ chức thiện nguyện sẽ tiếp tục triển khai mô hình này. Kiếng Cận cũng mong muốn khoảng cách giữa người cho và người nhận dần được xóa bỏ.
Cơm chữ chỉ là một phần nhỏ trong mảnh ghép của hành trình Sài Gòn Thương. Thành phố cũng đang chuyển mình, trở lại một cuộc sống nhộn nhịp như trước kia. Dự án bếp ăn cũng đã kết thúc trong sự hạnh phúc và nuối tiếc của những thầy cô tại trường.
Những kỷ niệm sẽ không bao giờ quên đối với người dân mảnh đất Sài Gòn và đội ngũ giảng viên và sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Nhưng hành trình Sài Gòn Thương vẫn sẽ tiếp tục hoạt động trao đi những suất học bổng giá trị tiếp sức sinh viên đến trường.
Nguồn: TH&PL