Các trường Đại học photo giáo trình cho sinh viên: Sự cảm thông nhất thời hay tiếp tay cho hành vi phạm pháp?

Chúng ta nên nghĩ thế nào về vấn đề sử dụng sách “lậu”?

Cho đến những năm gần đây, khi mà tưởng chừng như việc mua bán sách lậu ở Việt Nam có vẻ như đã được "bình thường hóa" thì một lần nữa, vấn đề này lại được đem ra "mổ xẻ" bởi Gen Z. 

Có thể nói, Gen Z là một thế hệ "chịu chi để làm đúng luật" hơn bất kỳ thế hệ nào trong quá khứ. Những suy nghĩ về xem phim bản quyền, mua sách chính thống… là những yếu tố góp phần tạo nên tính cách đặc trưng của lớp người trẻ này.

cac truong dai hoc photo giao trinh cho sinh vien su cam thong nhat thoi hay tiep tay cho hanh vi pham phap - anh 0
Bài đăng của một bạn sinh viên về vấn đề giáo trình photo trên Facebook nhận được nhiều sự chú ý.

Trong không khí "sôi động" của những ngày vừa qua, khi một khóa học sinh mới đã được "nâng cấp" lên thành sinh viên thì trên Facebook lại xuất hiện những ý kiến trái chiều xoay quanh việc nhà trường photo giáo trình cho sinh viên, bỏ ngoài lề những gì liên quan đến "copyright" (quyền tác giả). 

Mỗi năm, mỗi kỳ học mới đến là sinh viên lại "nô nức" ôm trên tay những tập giáo trình photo sẵn

Có thể nói "giáo trình photo" hay "sách photo" là những thứ rất dễ nhìn thấy và bắt gặp ở Việt Nam, đặc biệt là ở các trường đại học, cao đẳng - nơi mà sinh viên có nhu cầu tiếp cận sách rất cao.

Tuy nhiên, tùy vào quy định cụ thể của mỗi trường đại học mà hiện tượng "giáo trình lậu" cũng diễn ra khác nhau. 

cac truong dai hoc photo giao trinh cho sinh vien su cam thong nhat thoi hay tiep tay cho hanh vi pham phap - anh 0
"Sách gốc về không đắt hơn sách photo là bao, mà còn bền đẹp".

Bạn Hoàn, sinh viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, chia sẻ rằng trường với khoa của bạn không photo giáo trình cho sinh viên, hiện tượng giảng viên cho photo giáo trình chỉ xảy ra khi thầy cô có tài liệu nội bộ riêng muốn chia sẻ cho sinh viên trong quá trình học mà thôi. Hoàn cũng nói thêm: "Còn bình thường học môn chuyên ngành, trường cũng không cấm photo gì cả. Nhưng mình thì không thích, toàn mua sách về gốc về học, không đắt hơn là bao, mà còn bền đẹp".

cac truong dai hoc photo giao trinh cho sinh vien su cam thong nhat thoi hay tiep tay cho hanh vi pham phap - anh 0
Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đã được đưa vào hoạt động với quy mô lớn và chất lượng. Ảnh: Thầy Ngũ

Còn với trường hợp là Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Thanh chia sẻ rằng: "Ngành của mình thì học sách nước ngoài nên một nửa số sách học là mua từ nước ngoài, quyển đẹp; còn một nửa thì là sách được photo. Một số quyển khác thì là do các thầy cô biên soạn nhưng bên ngoài vẫn là bìa photo đen trắng thôi, không đầu tư thành quyển đẹp để xuất bản, có lẽ là vì chỉ lưu hành nội bộ ngành học nên làm vậy cho tiết kiệm". 

Ngoài ra, nhiều sinh viên đến từ những trường đại học khác cũng tiết lộ bản thân sử dụng nhiều giáo trình photo.

cac truong dai hoc photo giao trinh cho sinh vien su cam thong nhat thoi hay tiep tay cho hanh vi pham phap - anh 0
Tài liệu photo được sử dụng tràn lan với nhiều lý do.

Có rất nhiều lý do khiến các trường, khoa hay sinh viên photo giáo trình thay vì mua sách gốc. Một vài động cơ phổ biến có thể kể đến như: Do giáo trình gốc có giá quá cao, giáo trình "gốc" của khoa ban đầu cũng chỉ là bản photo, sinh viên chỉ cần học một vài trang trong một cuốn giáo trình dày nên photo để tiết kiệm chi phí hay thư viện không đủ nguồn giáo trình để cung ứng cho sinh viên, v.v..

Sự cảm thông nhất thời hay là sự tiếp tay cho hành vi phạm pháp?

Nhiều giảng viên thương sinh viên, nhiều sinh viên thương bố mẹ, thương chính mình, để rồi sử dụng bản photo cho tiết kiệm. Thực chất, ở Việt Nam, chúng ta chưa thực sự "làm nghiêm" vấn đề bản quyền như nhiều nước trên thế giới. Hầu hết chúng ta có xu hướng "nhắm mắt cho qua" khi chứng kiến người khác sử dụng sách lậu.

cac truong dai hoc photo giao trinh cho sinh vien su cam thong nhat thoi hay tiep tay cho hanh vi pham phap - anh 0
Chúng ta vẫn đang có xu hướng "nhắm mắt cho qua" với sách lậu.

Thậm chí, có trường hợp, ngay cả đến tác giả gốc cũng cùng tâm lý này khi thấy thị trường tràn lan những quyển sách lậu lại sản phẩm của mình. Người Việt Nam thường được cho là "sống tình cảm" thực ra cũng thể hiện ở chỗ đó. Nhiều khi tác giả lại đành lòng thông cảm khi thấy ít nhất đối tượng sử dụng sách lậu cũng là vì muốn tiếp cận với tri thức và muốn học hỏi thêm. 

Tuy nhiên, bản chất của sách lậu hay tài liệu photo lại không chỉ dừng ở sự cảm thông nhất thời mà chính hành động sử dụng, mua bán hay phân phối những tài liệu photo, tài liệu giả này lại là hành vi vi phạm pháp luật.

cac truong dai hoc photo giao trinh cho sinh vien su cam thong nhat thoi hay tiep tay cho hanh vi pham phap - anh 0
Trường Đại học Luật TP HCM không ít lần xử lý các trường hợp sinh viên photo giáo trình.

Năm 2017, mạng xã hội Việt Nam từng một lần dậy sóng khi vụ việc một nữ sinh trường Đại học Luật TP HCM bị đình chỉ học một năm vì mang giáo trình photo vào trường. 

Cụ thể, nữ sinh viên đã mang tài liệu photo của 8 giáo trình khác nhau, mỗi loại một bản vào trường và bị bảo vệ phát hiện. Được biết, cô cho đã dùng các tài liệu này để học và bây giờ muốn để lại cho đàn em khóa dưới. 

Tuy nhiên, phía Đại học Luật TP HCM cho biết, việc sử dụng tài liệu photo là trái với quy định của pháp luật và nội quy của trường đối với quyền sở hữu trí tuệ.

Vậy, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định thế nào về vấn đề photo tài liệu?

Theo khoản 1, điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân và sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Tức, với mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy thì một cá nhân có thể sao chép một bản mà không vi phạm Luật sở hữu trí tuệ. 

cac truong dai hoc photo giao trinh cho sinh vien su cam thong nhat thoi hay tiep tay cho hanh vi pham phap - anh 0
Luật Sở hữu trí tuệ của nước ta quy định rõ ràng về vấn đề sao chép tài liệu.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chúng ta cần phải làm rõ các khái niệm chỉ hành động là "sao chép một bản" với "photo" rồi "đem cho" và khái niệm chỉ mục đích như "học tập", "nghiên cứu" và "giảng dạy". Sự đánh đồng các khái niệm rất dễ khiến chúng ta hiểu sai luật và dẫn đến các hành động phạm pháp. 

Vì vậy, việc đình chỉ nữ sinh viên trên được cho là đúng luật, đúng quy định. 

Phim lậu đã "lên thớt", có phải cũng nên gieo một hồi chuông cảnh báo về sách lậu?

Hẳn là mọi người chưa quên vụ việc trang web Phimmoi.net gần đây đã bị khởi tố hình sự vụ án xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan. Khi hồi chuông thứ nhất về nạn xem phim lậu đã được gieo, nhiều người tự hỏi, liệu hồi chuông thứ hai dành cho nạn sử dụng sách lậu sẽ là khi nào?

cac truong dai hoc photo giao trinh cho sinh vien su cam thong nhat thoi hay tiep tay cho hanh vi pham phap - anh 0
Phim lậu đã bị đem lên bàn cân, còn sách lậu thì sao?

Sau sự việc của trường Đại học Luật TP HCM, gần đây, Đại học Luật Hà Nội cũng đã "mạnh tay" hơn với vấn đề sinh viên "tiếp tay" cho hành vi vi phạm bản quyền và quyền tác giả. Theo thông báo về việc giám sát, xử lý việc mua, bán, sử dụng giáo trình giả được đăng tải trên website của trường Đại học Luật Hà Nội vào tháng 5 vừa qua, sinh viên tham gia mua bán giáo trình giả mạo sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và quy chế của trường.

ThS. Phạm Thị Mai - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thư viện ĐH Luật Hà Nội - trước đó cũng từng đưa ra lời khuyên khách quan tới sinh viên: "Đối những những sinh viên không có điều kiện về kinh tế, thì giải pháp tối ưu là mượn giáo trình của thư viện hay của bạn bè, người thân. Còn nếu bạn là một sinh viên có điều kiện về kinh tế, thì thay vì mua giáo trình lậu hay photo, bạn vẫn nên mua giáo trình in chính thống, một mặt là vì chất lượng giáo trình tốt hơn, mặt khác cũng thể hiện sự tôn trọng của các bạn đối với tâm huyết của các nhà viết sách cũng như sự tôn trọng pháp luật về bản quyền tác giả".

cac truong dai hoc photo giao trinh cho sinh vien su cam thong nhat thoi hay tiep tay cho hanh vi pham phap - anh 0
Sử dụng tài liệu gốc là hành động thể hiện sự tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền tác giả.

Chúng ta vẫn truyền tai nhau câu nói "Đầu tư cho sự nghiệp học hành thì không bao giờ lỗ", vậy thì chi bằng chúng ta cố gắng bỏ ra thêm một chút "vốn liếng" nữa để mua và sử dụng tài liệu gốc. Bởi vì, sử dụng tài liệu gốc là hành động thể hiện sự tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền tác giả.

Có lẽ, đã đến lúc chúng ta "tập" coi trọng giá trị chất xám và trí tuệ không chỉ của người khác mà còn của chính chúng ta. 

Video ghi lại đủ diễn biến trước khi thầy giáo đuổi sinh viên ra khỏi lớp vì "nhờ giảng lại", còn bồi thêm một câu "xanh rờn"

Top 5 ngành học có điểm chuẩn cao nhất năm 2021: Lộ diện những cái tên "hot" bất ngờ!

Những câu nói truyền cảm hứng từ dàn Shark để bạn vững tin dù "thất bại" thi cử

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ