But You Don't Act Asian - Trào lưu quy chụp cái nhìn về người châu Á?

Cộng đồng TikTok toàn thế giới đang nhiệt tình hưởng ứng trào lưu "But You Don't Look Gay". Tuy nhiên, các TikToker châu Á lại đem đến những chuỗi video có phần hơi định kiến.

But You Don't Act Asian - Trào lưu quy chụp cái nhìn về người châu Á?

Ban đầu, người sáng tạo nội dung thuộc cộng đồng LGBT sử dụng trào lưu này với mục đích hài hước và khẳng định bản thân. Sau đó, But You Don't Look Gay trở thành một trend và được cộng đồng TikTok trên toàn thế giới hưởng ứng. Nhiều người đã đem văn hóa đất nước của mình vào video. 

but you don t act asian trao luu quy chup cai nhin ve nguoi chau a - anh 0
Trào lưu được hưởng ứng nhiệt liệt. Trong vòng 1 tuần đã thu về hơn 45 nghìn video.

Với những người dùng TikTok trẻ châu Á, họ biến trend này thành But You Don't Look/Act Asian. Khi ai đó nói rằng: "Nhìn mấy người đâu giống người châu Á/mấy người đâu hành động giống người châu Á", các TikToker sẽ dùng video để bác bỏ nhận định đó.

Các Tiktoker tham gia trend này đa số sinh sống ở nước ngoài hoặc mang 2 dòng máu. Điều đáng nói là những nhà sáng tạo nội dung không lựa chọn những văn hóa tốt đẹp để nói về quê hương mà làm điều ngược lại. Hầu như các Tiktoker đều chọn vấn đề ăn thịt chó, mèo để khẳng định bản thân là người châu Á thật thụ.

Nhiều video đã gây được sự chú ý và thu về hàng nghìn lượt xem và thả tim. Một số video gần đạt 10 triệu lượt xem với hàng chục nghìn bình luận. Dù biết là giải trí nhưng điều này lại vô cùng kém duyên.

but you don t act asian trao luu quy chup cai nhin ve nguoi chau a - anh 0
Nhiều TikToker châu Á đã đi theo trào lưu này.
Video đã thu về 9.5M lượt xem sau 6 ngày đăng tải.

Liệu trend này có đang làm xấu mặt châu Á?

Đứng trước trào lưu này, nhiều người cho rằng các nhà sáng tạo trẻ đang làm xấu hình ảnh của các nước châu Á. Một số khác lại cho rằng hành động chỉ nhằm giúp gây tiếng cười, người xem không cần nghiêm túc như thế. Những điều các TikToker làm trong video chỉ đơn giản là ''cà khịa'' cho vui.

Việc ăn thịt chó mèo luôn là vấn đề gây tranh cãi tại các nước châu Á. Tuy nhiên, không phải người châu Á nào cũng ăn thịt hai vật nuôi này. Hơn nữa, nhiều nước đã đứng lên bày tỏ quan điểm về vấn đề. Năm 2018, Đài Loan đã trở thành khu vực đầu tiên ban lệnh cấm ăn thịt chó mèo. Tiếp theo, HongKong cũng ban hành luật cấm này. Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan cũng nghiêm ngặt xử phạt những hành vi này.

Có thể thấy, các nước châu Á đang dần cải thiện cách nghĩ trong vấn đề này. Vì vậy, trào lưu But You Don't Act Asian có khả năng làm xấu hình châu Á trong mắt bạn bè quốc tế.

but you don t act asian trao luu quy chup cai nhin ve nguoi chau a - anh 0
Các TikToker thi nhau đem vấn đề gây tranh cãi ra làm nội dung

Hơn nữa, hành động "đùa vui" bằng vấn đề ăn thịt chó mèo có thể làm tăng thêm định kiến của người nước ngoài. Nhiều tờ báo lớn như Reuters, The Guardian đã đưa tin về chuyện này một cách gay gắt. Khi các nhà sáng tạo mang nội dung không phù hợp ra đùa giỡn một cách tự nhiên, người xem có thể hiểu nhầm rằng việc ăn thịt chó là điều hiển nhiên, điều bình thường tại các quốc gia châu Á. 

Còn nếu nói rằng trend này chỉ "cà khịa" cho vui thì có nhiều cách để giải trí và gây cười hơn thế.

but you don t act asian trao luu quy chup cai nhin ve nguoi chau a - anh 0
Tài khoản TikTok Con Tự Kỷ đã còn bắt trend cực kỳ hài hước và duyên dáng. 

Các nhà sáng tạo có thể chọn nội dung tốt hơn

Văn hóa châu Á đa dạng và giàu màu sắc hơn những gì các TikToker thể hiện trong video rất nhiều. Ẩm thực, di sản, cổ phục, kiến trúc, nghệ thuật... đều là những điều thể tinh thần châu Á.

Nếu không giống người Việt Nam, TikToker có thể mặc áo dài, ăn phở, giới thiệu bánh mì... TikToker muốn thể hiện bản thân là người Hàn Quốc, hãy thử diện hanbok và xem Vườn Sao Băng chẳng hạn?

but you don t act asian trao luu quy chup cai nhin ve nguoi chau a - anh 0
Một TikToker đã dùng anime và đồng phục học sinh để chứng minh bản thân là người Nhật Bản.
but you don t act asian trao luu quy chup cai nhin ve nguoi chau a - anh 0
Khi được bảo không giống người Hàn, TikToker này đã hài hước làm động muối kim chi.

Thay vì chỉ làm lại một nội dung, người dùng TikTok châu Á có thể bắt đầu ra những sáng tạo riêng phù hợp mỗi quốc gia. Văn hóa, con người của các quốc gia châu Á còn nhiều điều đẹp đẽ hơn những gì các TikToker thể hiện.

YouTuber 4 triệu lượt theo dõi Nas Daily có giả tạo hay không?

Tiktoker nổi tiếng diễn lại các trend đình đám một thời muốn hợp tác cùng Tun Phạm

Đâu là “ông trùm” review đáng tin cậy trên Tiktok cho tín đồ nghiện mua sắm online?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ