Các nhà phê bình quốc tế chê “Blonde” là một thảm họa phim điện ảnh vì đã phá vỡ hình ảnh cố diễn viên huyền thoại Marilyn Monroe.
Blonde là bộ phim tiểu sử về cuộc đời Marilyn Monroe, công chiếu trên rạp vào ngày 28/09/2022 để kỷ 60 năm ngày mất của nữ minh tinh - ngày 4/8/1962. Tuy nhiên, sau khi bộ phim được công chiếu lại gây ra sự thất vọng nặng nề do bộ phim đã phá tan hình tượng hoàn mỹ của Marilyn Monroe.
Bộ phim miêu tả Marilyn Monroe như một nạn nhân của những bất công khi phải vất vả đối mặt với những khó khăn trong con đường tìm một suất diễn tại Hollywood những năm 50 và 60. Vẻ đẹp của nữ minh tinh được lột tả như một biểu tượng của sự tiêu cực, chỉ thấy được vẻ đẹp của hình thể và buông lơi sự quyến rũ, khiến cô có người yêu mến nhưng cũng nhiều người ghét bỏ.
Đạo diễn Andrew Dominik từng được khen là người rất táo bạo khi đã đảm nhận bộ phim viết lên cuộc đời của Monroe nhưng khi phim chiếu sóng, chẳng ai ngờ rằng nữ diễn viên lại trở thành một đối tượng tình dục theo hướng tiêu cực như vậy. Blonde đã phá vỡ hình tượng Marilyn Monroe khi để nhân vật bị ép vào một khuôn hình trong khi cô ấy có nhiều hơn thế.
Trong Blonde, Norma Jeane Mortenson trở thành người phụ nữ không có quyền tự do, bị lợi dụng, đánh đập, bóc lột và quấy rối tình dục (mức độ nặng - phim bị xếp hạng dành cho người trên 17 tuổi) ngay trước ống kính. Bộ phim giống như những thước phim được nhìn lại dưới con mắt người đàn ông, khiến cho phụ nữ trở nên thấp kém, hèn hạ.
Một số nhà phê bình quốc tế đã nhận xét bộ phim Blonde như sau:
Gary M. Kramer: Bộ phim về nữ minh tinh bị gán mác NC-17 (phim không dành cho người từ 17 tuổi đổ lại) vì những hình ảnh quá đỗi xa lạ với hình tượng của Marilyn Monroe. Trong khi bộ tiểu thuyết "Blonde" nhắc tới Marilyn Monroe như một khối kim cương và luôn muốn có được sự tôn trọng nhưng bộ phim Blonde lại bỏ mặc điều đó.
Adam Graham: "Blonde" như một bộ phim kinh hoàng miêu tả cơn ác mộng của nữ minh tinh Marilyn Monroe với cuộc sống chật vật và sự dẫm đạp. Bộ phim không hề lấy câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Monroe, thay vào đó là cách nhìn của một người đàn ông đối với phụ nữ với đôi mắt hạn hẹp và đầy sự coi thường.
Manohla Dargis: Khi xem "Blonde", tôi tôi tự hỏi liệu đạo diễn Dominik đã từng thực sự xem một bộ phim của Marilyn Monroe hay chưa? Phải chăng ông ta không cảm nhận được tài năng xuất chúng, cách nói chuyển, cử chỉ và sự duyên dáng của Monroe nên mới tạo ra bộ phim kinh dị đến thế?
Jenny Nulf: Nói chính xác thì "Blonde" đang tìm cách phá hủy sự hoàn hảo và lật đổ huyền thoại nguyên sơ về người nổi tiếng Marilyn Monroe.
Điểm cộng của bộ phim chính là sự góp mặt của nữ diễn viên Ana de Armas - người đã có khá nhiều phân cảnh được khen như bản sao của Marilyn Monroe. Góc quay, tỉ lệ khung hình và những chuyển đổi liên tục giữa đen trắng và màu sắc làm câu chuyện trở nên chân thật hơn.
Nguồn: TH&PL