Bboy Lê Hiếu (B4): 'Mình đang thành công bằng nhảy múa, tại sao phải dừng?'

đã có một cuộc trò chuyện đầy cảm hứng với gương mặt Bboy thuộc Gen Z từng đoạt huy chương Vàng tại Thế vận hội Olympic trẻ năm 2018 tại Argentina bộ môn breakdance.

Câu chuyện của một B-Boy người Việt trẻ tuổi có nghệ danh B4 mới đây đã xuất hiện trên đài BBC Anh Quốc. Trong clip, B4 chia sẻ về nhiều biến cố gia đình cậu gặp phải ở độ tuổi rất trẻ và suýt chút nữa đã lạc lối, nhưng bộ môn breaking đã cứu sống cậu và cho cậu ánh sáng.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên B4 xuất hiện trên TV. Những khán giả yêu thích nhảy múa dễ dàng nhận ra, B4 chính là Lê Hiếu (tên thật Lê Minh Hiếu, sinh năm 2000), á quân chương trình truyền hình nổi tiếng Thử thách cùng bước nhảy năm 2016. Khi đoạt giải, Hiếu chỉ mới 17 tuổi. 

bboy le hieu b4 minh dang thanh cong bang nhay mua tai sao phai dung - anh 0

Trò chuyện với , Hiếu đã có những chia sẻ sâu sắc về hành trình rèn luyện của bản thân, cũng như bày tỏ mong muốn tiếp tục đi đường dài với bộ môn thể thao có phần mạo hiểm này. 

picture

Lê Hiếu (B4)

"So với những người ở cùng độ tuổi, mình đã làm được nhiều thứ rồi"

Chào Hiếu, hầu hết khán giả biết tới bạn qua chương trình Thử thách cùng bước nhảy, vậy sau chương trình bạn đã có gì thay đổi?  
Thật sự cuộc sống của mình cũng không có nhiều thay đổi, mình vẫn tiếp tục những gì mình đã và đang làm trước đó như tập luyện, đi dạy và thi đấu. Mình bắt đầu tham gia thi đấu Bboy từ rất sớm, trước cả khi là một vũ công.

Cuộc thi Thử thách cùng bước nhảy mang tới cho mình nhiều trải nghiệm thú vị và giúp rèn luyện bản thân, nhưng việc tập các thể loại nhảy múa khác cũng tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực. Sau cuộc thi, mình tập trung vào phát triển thể loại ban đầu, breaking. 
Cơ duyên nào đã đưa bạn tới với thế vận hội Argentina thi bộ môn Bboy năm 2018?
Mình biết về cuộc thi thông qua anh Linh 3T, anh cũng là huấn luyện viên của mình trong suốt hành trình dự thi. Mình nộp clip tự quay dự thi vòng loại online, sau đó đến Taipei (Đài Loan) năm 2017 để dự vòng loại trực tiếp. Nằm trong top 20, mình tiếp tục tới Nhật tham gia vòng loại top 12, và cuối cùng là thi Olympic chính thức ở Argentina. 
bboy le hieu b4 minh dang thanh cong bang nhay mua tai sao phai dung - anh 0
Trong hành trình đi thi này bạn có gặp khó khăn hoặc có kỷ niệm gì đáng nhớ? Bạn có nhận được sự hỗ trợ nào về chi phí đi thi? 
Hai vòng dự thi đầu tiên là do nhóm nhảy của mình, UDG, và cộng đồng nhảy cùng kêu gọi quyên góp để mình được tham gia. Đến vòng cuối cùng thì mình đại diện Việt Nam tham dự và được nhà nước đài thọ chi phí.

Năm 2017 đi Đài Loan là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của mình, người dân bản địa ở đây ít nói tiếng Anh, rồi tàu điện và đường xá đều lạ nên mình cũng có hơi hoang mang. Điển hình là mình có địa chỉ khách sạn chỉ dẫn rõ ràng nhưng mình vẫn quyết định bước lên taxi cho chắc ăn. Kết quả là ngồi lên xe mới đi tầm một phút là đã tới khách sạn rồi (haha). 
Là một vũ công và là một vận động viên thi đấu có gì khác nhau?
Có nhiều người nghĩ rằng là một vận động viên thì luyện tập và tiêu chuẩn đánh giá sẽ khó khăn, khuôn khổ hơn, thiếu đi sự sáng tạo bay bổng của vũ công.

Nhưng cái mình thi đấu chính là bộ môn nhảy breaking, lúc nào người nhảy cũng có thể nghĩ ra style riêng, những chiêu thức mới cho bản thân. Mà tất cả những kỹ thuật, động tác khó lại đều không bao giờ xa rời base cơ bản của nó. Đó cũng là nét đẹp của bộ môn này. 
bboy le hieu b4 minh dang thanh cong bang nhay mua tai sao phai dung - anh 0
Hiện tại bạn dành thời gian tập luyện thế nào? 
Hiện tại mình hoàn toàn sống bằng nhảy múa. Trong tuần mình đi dạy khoảng 16 tiếng vào thứ 3-5-7, xen kẽ đó là tự tập luyện mỗi ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, và nghỉ ngơi vào cuối tuần. 
Làm thế nào để bạn cân bằng giữa việc tập luyện cá nhân và công việc giảng dạy?
Mình đặt mục tiêu sẽ sống bằng nhảy múa, và mình phấn đấu để làm nó. Công việc giảng dạy có lịch trình rõ ràng và ổn định, theo đó mình có thể phân bố sức cho hợp lý. Thí dụ như thứ 3 là ngày có lịch đi dạy 4 tiếng, thì thứ 2 mình sẽ tập nhiều hơn một chút và thứ 3 tập ít hơn. 
Bạn có sở thích hay biện pháp nào để chăm sóc đời sống tinh thần bên ngoài việc đi dạy - tập luyện? 
Thời trang chính là sở thích của mình. Là 1 dancer xuất hiện nhiều trước đám đông và trên sân khấu, mình nhận thấy vẻ bề ngoài rất quan trọng. Thời trang cũng là một cách để mình, cũng như góp phần giúp các vũ công khác, thể hiện bản thân. May mắn được tiếp xúc với vải vóc nhiều hơn, mình đã quyết định lập nhãn hàng thời trang. 
bboy le hieu b4 minh dang thanh cong bang nhay mua tai sao phai dung - anh 0
Nhãn hàng thời trang do Lê Hiếu thành lập có tên là SIXTY, và đang được nhiều nghệ sĩ, KOL sử dụng
Khó khăn lớn nhất bạn gặp phải khi làm nhãn hàng thời trang là gì? 
Ban đầu mình kinh doanh thời trang quần áo chung với bạn bè trong khoảng thời gian rảnh giữa luyện tập và thi đấu, nhưng khi thành lập hẳn một brand thì mình phải dành nhiều thời gian cho nó hơn. Nhưng đồng thời mình vẫn phải duy trì công việc chính là giảng dạy, và không thể giảm bớt thời gian luyện tập cá nhân. Thế nên khó khăn lớn mình gặp chính là không đủ thời gian để làm nó đủ tốt theo ý muốn. 
Vậy bạn làm thế nào để vượt qua nó? 
Trạng thái stress, tiêu cực là tự mình đưa mình vào, nên mình cũng tự cho phép mình…tiêu cực vài ngày, sau đó thoát khỏi nó bằng cách ng take it easy, không đòi hỏi quá nhiều ở bản thân. Vì thật ra so với những người ở cùng độ tuổi thì mình cũng đã và đang làm được nhiều thứ rồi. 
bboy le hieu b4 minh dang thanh cong bang nhay mua tai sao phai dung - anh 0

“Tập breaking 12 năm, vẫn coi như ngày đầu”

Trong những vai trò bạn đang làm, giáo viên dạy nhảy, vận động viên thi đấu, và gần nhất là chủ hãng quần áo, bạn thích vai trò nào nhất? 
Tất nhiên là thi đấu rồi. Không nhất thiết thi đấu phải là những giải lớn, quốc tế như ở Olympic tại Argentina, có rất nhiều giải thi đấu local. Mỗi giải lại có những tiêu chí và trải nghiệm khác nhau, không phải mình giành chiến thắng ở một giải và nghĩ thế là đủ.

Người khác tích lũy của cải, còn mình tích cóp giá trị tinh thần thông qua thi đấu. Tập breaking 12 năm, mình vẫn luôn coi nó như ngày đầu. Nó không cho mình điểm dừng, mỗi ngày nó đều yêu cầu mình phải level up bản thân. Nó hình thành tính cách con người mình bản thân, khiến mình mỗi ngày đều nỗ lực. 
Định hướng của bạn trong tương lai?
Mình muốn tiếp tục công việc giảng dạy để bảo đảm về tài chính, song song đó là nuôi dưỡng nhãn hàng thời trang và gìn giữ, nâng cấp năng lực nhảy múa của bản thân. Nếu nhãn hàng làm tốt, hy vọng trong tương lai mình có thể tự do tài chính và đi thi đấu bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. 
bboy le hieu b4 minh dang thanh cong bang nhay mua tai sao phai dung - anh 0
Bạn nghĩ thế nào về sự phát triển của Breaking, từ môn thể thao đường phố thành bộ môn thi đấu chính thức được công nhận? 
Hầu hết mọi người nghĩ breaking, hip hop nói chung chỉ là sở thích, mình nhảy đến một lúc nào đó sẽ dừng lại. Thật sự bố mẹ mình cũng từng nghĩ như vậy. Nhưng mình thì nghĩ là tại sao lại tự dừng mình lại như vậy?

Có những người như mình, đang thành công và sống bằng nhảy múa, nên phụ huynh, những người gửi con em họ đến chỗ học nhảy, đang nhìn nhận nó một cách tích cực hơn, thay vì chỉ là mấy chiêu mạo hiểm làm màu có thể gãy chân gãy tay. Cũng có những người sẽ muốn giữ nó đường phố, nhưng cá nhân mình cho rằng việc breaking tới được Olympic và được công nhận như một môn thể thao chính thức là một hướng đi tốt. 
Có điều gì bạn muốn gửi gắm tới các bạn trẻ, đặc biệt là những người yêu thích bộ môn breakdance? 
Mình biết mình không phải là người giỏi nhất, có rất nhiều người giỏi hơn, mình chỉ may mắn ở chỗ được ra ngoài học hỏi nhiều. Do đó mình hy vọng VN xuất hiện nhiều gương mặt thi đấu breaking ở cả trong nước và nước ngoài. Chúng ta còn trẻ mà, phải trải nghiệm chứ. 
Cảm ơn Lê Hiếu về cuộc trò chuyện này!

Vượt qua ranh giới tuổi tác của Gen Z, Gen Y..., Gen Vie - Thế hệ những người trẻ Việt Nam không thiếu câu chuyện truyền cảm hứng và nhiều hành trình thú vị để kể bạn nghe. Tuyến bài Humans of GenVie sẽ giới thiệu đến bạn những gương mặt Việt, và cả trải nghiệm của những người Việt đầy đam mê, năng lượng tích cực trong mọi lĩnh vực. 

B4 (Lê Hiếu) - Bboy đại diện Việt Nam giành Huy Chương Vàng Olympic trẻ, được vinh danh trên báo Anh

Kiện tướng dancesport Gen Z: Tham vọng vô địch Seagame, bố mẹ "vay tiền" cho đi thi đấu là bình thường!

Nữ sinh viên "khuấy đảo" học kỳ quân sự: Là kiện tướng dancesport quốc tế, "vay nợ" rất nhiều vì mê nhảy!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ