5 "red flag" của một văn hoá làm việc độc hại

Red flag (cờ đỏ) là dấu hiệu cảnh báo về nguy hiểm tiềm tàng hoặc thảm hoạ có thể xảy ra. Trong văn hóa đại chúng, red flag thường dùng để ẩn dụ về người, mối quan hệ hoặc tình huống mà bạn nên đề phòng.

5 "red flag" của một văn hoá làm việc độc hại

Red flag được sử dụng phổ biến hơn trong giao tiếp như tiếng lóng của từ "hãy cẩn thận" hoặc "hãy đề phòng". Chẳng hạn như trong chứng khoán, red flag dùng để chỉ những điều mà các nhà đầu tư phải đặc biệt lưu ý khi tham gia giao dịch. 

Nếu bạn lên Google tìm từ khóa "red flag" thì kết quả trả về thường là những bài viết chỉ ra các dấu hiệu mà bạn không nên bỏ qua. Ở Việt Nam, kết quả của Google trend cũng cho thấy lượng tìm kiếm về red flag tăng vọt trong tháng 7/2021. Red flag có mặt ở mọi nơi, mọi tình huống trong cuộc sống, vậy đâu là những red flag của một văn hoá làm việc độc hại?

1. Thiếu minh bạch

"Minh bạch" là một khái niệm tương đối trừu tượng. Theo nhiều người, minh bạch được hiểu là công khai, rõ ràng. Nhưng trong thực tế, minh bạch có thể định nghĩa theo một cách rộng hơn. Cụ thể, đó còn là sự bình đẳng, không phân biệt trong quá trình tiếp cận thông tin của những đối tượng khác nhau. 

"Bạn biết văn hoá công ty có vấn đề khi bước vào phòng, mọi người đang nói chuyện xôn xao bỗng dưng im bặt. Bạn biết văn hoá công ty có vấn đề khi cửa phòng sếp luôn đóng" – Liz Ryan, Biên tập viên Forbes. Nếu bạn là một người sếp, đừng ngại đối mặt với nhân viên, bạn nên trò chuyện thường xuyên với họ. Đây là cơ hội để bạn thấu hiểu mục tiêu của từng thành viên và giúp họ thực hiện hoá tầm nhìn của bạn.

Sự minh bạch luôn luôn cần thiết, nhất là trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Nó không chỉ là minh bạch về mục tiêu chung, mà còn là minh bạch trong qui trình làm việc, quản lý, thưởng phạt, các chính sách, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn… Nhân viên có quyền được cập nhật đầy đủ và liên tục về các vấn đề này, cũng như nghĩa vụ trình bày rõ ràng kế hoạch làm việc của mình cho tập thể.

5 red flag cua mot van hoa lam viec doc hai - anh 0
Thiếu minh bạch sẽ đặt ra nhiều nghi ngại, khiến đặc tính "nói xấu sau lưng" trong môi trường công sở tăng lên mức cao nhất. 

2. Xuất hiện những "con sói đơn độc"

Những con sói đơn độc (lone-wolf) ám chỉ những nhân viên tách bản thân ra khỏi tổ chức, làm việc theo "cách riêng" của họ. Đây có thể là những cá nhân có thành tích nổi bật, nhưng cũng là hiểm hoạ tiềm tàng của tổ chức.

Việc tách biệt bản thân ra khỏi tổ chức là một việc không hề bình thường, nó vừa cho thấy bạn không thể hoà nhập vừa cho thấy cái tôi quá cao. Những nhân viên tách biệt này còn ghê gớm hơn khi họ "dạy" nhân viên khác những thói quen hoặc hành vi xấu miễn đạt được mục đích. 

5 red flag cua mot van hoa lam viec doc hai - anh 0
Việc xuất hiện những nhân viên tự tách mình ra khỏi tập thề và làm việc theo cách riêng là một red flag rất sợ.

3. Cấp quản lý lạm quyền

Lạm quyền là hành vi không thể chấp nhận được ở bất kì đâu và bất kì môi trường nào. Thế nhưng, điều này vẫn thường xuyên diễn ra ở những nơi làm việc. Lạm quyền chính là thứ ăn mòn văn hoá và huỷ hoại doanh nghiệp nhanh nhất. 

Hãy đảm bảo cấp quản lý trong tổ chức của bạn, và cả chính bạn, có được sự tin tưởng từ nhân viên, thay vì dựa vào nỗi sợ để thúc ép họ làm việc. Lãnh đạo bằng cách làm gương là cách hiệu quả nhất để có được sự tín nhiệm này.

Nếu có bất kì sự lạm quyền nào trong môi trường làm việc của bạn dù lớn hay nhỏ, thì đó vẫn là một cảnh báo đỏ để bạn đề phòng và chú ý. Nếu điều đó vẫn diễn ra, thì đây là một văn hoá làm việc vô cùng độc hại và cần tránh xa. 

5 red flag cua mot van hoa lam viec doc hai - anh 0
Lạm quyền là hành vi không thể chấp nhận và làm huỷ hoại doanh nghiệp một cách nhanh nhất.

4. Nhân sự thay đổi thường xuyên

Trước khi phỏng vấn, hãy tìm đọc đánh giá về công ty từ các nhân viên cũ (nếu có). Thử tìm hiểu xem công ty có nhiều nhân viên lâu năm, hay họ thường bỏ việc ngay khi có thể. Quá nhiều lượt nhân viên ra vào công ty có thể là dấu hiệu của một nơi làm việc độc hại. Thời gian công tác trung bình của một nhân viên thường trong khoảng 3-5 năm. Nếu bạn thấy nhiều người rời đi trong thời gian ngắn hơn, hãy xem điều đó có thể nói lên điều gì về tổ chức.

Một nghiên cứu khác của Đại học Harvard cho rằng: Chi phí của 1 nhân viên độc hại – người làm giảm động lực, hiệu suất làm việc của nhân viên khác và làm tăng tỷ lệ nghỉ việc – là vô cùng lớn. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm đến 12.500 USD nếu tránh hoặc thoát khỏi một cá nhân độc hại.

5 red flag cua mot van hoa lam viec doc hai - anh 0
Nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc giữ chân nhân sự, đó không chỉ đơn giản là công ty có vấn đề về tuyển dụng, mà nguyên nhân có thể sâu xa hơn.

5. Áp lực lấn át động lực

Môi trường công sở là nơi cho bạn học hỏi rất nhiều kinh nghiệm làm việc thú vị, làm quen với những áp lực hay gặp gỡ nhiều kiểm người. Tùy vào công việc nhưng hầu hết ai cũng gặp phải những rắc rối, stress khi làm việc trong môi trường công sở. Ban đầu có thể chỉ là những mệt mỏi khó khăn nhưng dần kéo thành những stress áp lực vô hình khiến bạn cảm thấy bức bối khó chịu, tinh thần và năng suất làm việc cũng bị giảm sút.

Khi động lực làm việc của nhân viên là áp lực vì sợ không đủ doanh số, không đạt KPI, và văn hoá "ăn thịt" hay "bị ăn thịt" trở nên phổ biến trong tổ chức, đó là dấu hiệu của một văn hoá độc hại. Vì thế, thay vì tạo ra những áp lực khiến nhân viên kiệt sức thì cấp trên phải tạo môi trường làm việc cởi mở, tích cực để tạo thêm động lực.

5 red flag cua mot van hoa lam viec doc hai - anh 0
Nếu bạn cảm thấy mỗi ngày đi làm là mỗi ngày mệt mỏi, nặng nề và chồng chất những áp lực thì môi trường làm việc đó thật sự không dành cho bạn.
(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ