Ứng dụng

Nên "cho phép Cookies" khi nào để bảo vệ dữ liệu của bạn tốt hơn?

Chúng ta vẫn thường hay có thói quen nhấp vào nút "cho phép Cookies" khi vào trang web mới. Tuy nhiên, không phải trang nào bạn cũng nên chấp nhận cookies.

Chia sẻ
Theo dõi VieZ trên
Nên "cho phép Cookies" khi nào để bảo vệ dữ liệu của bạn tốt hơn?

Khi vào một trang web mới, chúng ta thường thấy dòng thông báo "Accept Cookies". Có nên nhấp vào nút chấp nhận hay không? Câu trả lời là có, hoặc không, tùy vào trang web bạn đang truy cập.

Khi truy cập trang web và được hỏi bạn có chấp nhận Cookie hay không, nghĩa là bạn đang đồng ý hoặc từ chối tệp văn bản. Các tệp văn bản này được lưu trữ trên trình duyệt web của bạn. Nó có nhiệm vụ theo dõi, thu thập dữ liệu từ trình duyệt rồi gửi thông tin đó trở lại trang web.

nen cho phep cookies khi nao de bao ve du lieu cua ban tot hon - anh 0
Không phải lúc nào người dùng cũng cần chọn Cookies.

Vào giữa những năm 1990, một lập trình viên máy tính tên là Lou Montulli đã phát minh ra các tệp văn bản này và gọi chúng là Cookie, vì ông từng nghe về thuật ngữ "magic Cookie". Thuật ngữ này cũng tương tự như Cookies trên web hiện giờ. Các Cookies này giúp trang web ghi nhớ người dùng. Ví dụ như khi chúng ta bỏ vào giỏ hàng một món đồ bất kỳ sau đó tắt tab mua sắm và mở lại, món đồ vẫn còn trong giỏ nhờ vào các "Cookies" này. 

Nhìn chung, Cookies không có ích hay gây hại đáng kể. Nếu chúng ta muốn cho trang web đó quyền sử dụng các thông tin của mình để cải thiện trải nghiệm khi dùng thì nên chấp nhận Cookies. Nếu không có Cookies, mỗi lần vào những trang web như dự báo thời tiết, bạn phải nhập lại vị trí của mình. Hoặc khi  dùng những trang như Facebook, LinkedIn hay Twitter là bạn đã cho phép Cookies trên các web đó. Cookies phủ sóng khắp mọi nơi trên internet. 

Có ba loại Cookies mà chúng ta thường gặp phải:

Session Cookies: đây là loại Cookies an toàn nhất. Chúng giúp trang web cung cấp nội dung phù hợp cho mỗi cá nhân và ghi nhớ các hành động của người dùng. Chúng sẽ tự động bị xóa khi tắt trình duyệt.

Persistent Cookies: loại Cookies này được tạo bởi những website mà chúng ta hay truy cập và được lưu trữ trên thiết bị của mình. Chúng sẽ nhận dạng được lần truy cập sau và ghi nhớ những thứ hữu ích như thông tin tài khoản người dùng. Loại Cookies này chỉ được truy cập bởi trang web tạo ra chúng.

Third-party Cookies: đây là loại ít có lợi và gây phiền hà nhất. Loại Cookies này được tạo bởi bên thứ ba chứ không phải trang web mà người dùng đang truy cập. Nhờ đó, các bên thứ ba có thể lưu trữ thông tin của người dùng cho mục đích quảng cáo.

"Do đó, khi click vào dòng "Allow all Cookies", chúng ta đang cho phép trang web cài đặt hàng chục Cookie và trình theo dõi của bên thứ ba", Roberto Yus , trợ lý giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Maryland, Baltimore, Mỹ cho biết.

nen cho phep cookies khi nao de bao ve du lieu cua ban tot hon - anh 0
Các trang có địa chỉ https an toàn hơn http.

Các công ty quảng cáo có thể biết chúng ta đang đọc bài báo nào hay tìm kiếm điều gì trên trang web, từ đó đăng tải quảng cáo phù hợp với từng cá nhân, nhờ vào các trình theo dõi. "Các trang web sẽ không chỉ đặt một Cookie trên trình duyệt của bạn mà có thể đặt hàng chục Cookie để cho phép họ thu thập thông tin khi bạn sử dụng trang web của họ", Fred Scholl, phó Giáo sư giảng dạy về an ninh mạng, Giám đốc chương trình an ninh mạng tại Quinnipiac cho biết.

Đáng lưu ý hơn là khi chúng ta chấp nhận tất cả Cookies trên các trang web không được mã hóa, dữ liệu cá nhân như thông tin thẻ tín dụng sẽ dễ bị đánh cắp hơn. Để nhận biết các web không được mã hóa, hãy xem URL. Các trang web có địa chỉ là "htttps" sẽ an toàn và bảo mật hơn "http". 

 (Nguồn: TH&PL)

Chia sẻ