Mặc dù có những video cho bạn thấy thủ thuật này hiệu quả nhưng bạn có thể muốn xem thử nghiệm đến mà Xiaomi làm về chủ đề này. Xiaomi cho biết việc sử dụng kem đánh răng trên màn hình điện thoại đôi khi chẳng giúp xóa vết xước mà còn loại bỏ lớp phủ bảo vệ hữu ích trên màn hình.
Xiaomi đã tạo một video ngắn bằng định dạng YouTube Shorts để minh chứng quan điểm này. Trong video, Xiaomi lấy một chiếc điện thoại có màn hình bị trầy xước và bôi một ít kem đánh răng lên màn hình.
Hãng nói rằng lý thuyết đằng sau việc "khắc phục" tình trạng trầy xước bằng kem đánh răng là việc chất trong kem đánh răng sẽ đánh bóng phần lồi của vết xước và lấp đầy vết lõm.
Tuy nhiên khả năng mài mòn của kem đánh răng sẽ loại bỏ một lớp nhựa mỏng khỏi màn hình giúp làm phẳng bề mặt và loại bỏ các vết trầy xước.
Sau khi xem video ngắn của Xiaomi, bạn sẽ nhận ra rằng kem đánh răng được sử dụng tốt hơn để đánh răng chứ không phải để xóa vết xước màn hình. Không có sự cải thiện nào sau khi chà kem đánh răng lên màn hình bằng vải đánh bóng và lau đi. Theo Xiaomi, mặc dù kem đánh răng là một chất đánh bóng nhưng các vi hạt nhỏ trong kem không thể loại bỏ các vết trầy xước trên màn hình.
Tuy nhiên, chúng có một cái tai hại rất lớn, đó là "làm bong" lớp phủ oleophobic trên màn hình giúp chống dầu và ngăn bám dấu vân tay.
Vậy bạn có thể làm gì khi màn hình điện thoại bị trầy xước nặng? Xiaomi khuyên bạn cần nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp và nhờ một kỹ thuật viên uy tín được ủy quyền sửa chữa màn hình trên thiết bị đó.
Vì vậy, hãy ghi nhớ điều này nếu như bạn đang định dùng kem đánh răng để lau vết xước trên màn hình. Tốt nhất đừng bao giờ dùng chúng nếu không chắc nó có thể đem tới lợi ích.
Vẫn còn nhiều lầm tưởng khác có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn nhưng ít người biết, bao gồm cả quan điểm cho rằng smartphone có thể gây ung thư não. Không ngạc nhiên khi smartphone có thể phát ra năng lượng tần số vô tuyến. Nhưng không có bằng chứng khoa học chắc chắn rằng điện thoại sẽ gây ung thư não.
Lê Trọng (Nguồn: th&pl)