Review sản phẩm

Miếng dán chống tia bức xạ trên TikTok là lừa đảo!

Được nhiều TikToker giới thiệu và bày bán tràn lan trên mạng xã hội, nhưng miếng dán chống tia bức xạ chỉ là trò lừa đảo.

Chia sẻ
Theo dõi VieZ trên
Miếng dán chống tia bức xạ trên TikTok là lừa đảo!

Được quảng bá với công dụng "thần thánh" chống được cả tia bức xạ, sóng điện từ... từ các thiết bị điện tử, miếng dán nhỏ nhắn với hình thú bắt mắt nhanh chóng được nhiều người săn lùng, nhưng thực chất đều là chiêu trò lừa đảo. 

Cụ thể nhiều TikToker đã sẵn sàng quảng cáo cho các sản phẩm là miếng dán chống tia bức xạ từ điện thoại được giới thiệu nhập khẩu từ Hàn Quốc và rao bán trên các gian hàng của TikTok Shop hoặc dẫn đường link tiếp thị liên kết từ các trang thương mại điện tử. 

mieng dan chong tia buc xa tren tik tok la lua dao - anh 0
Những miếng dán được giới thiệu là ngăn chặn được tia bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử với hình thù đáng yêu thu hút giới trẻ, nhưng thật chất nó hoàn toàn vô dụng.

Tuấn Ngọc - Reviewer Công nghệ lên tiếng khẳng định miếng dán này hoàn toàn vô tác dụng. Và anh cho biết trên thị trường không có bất kỳ miếng dán nào có công dụng ngăn chặn được sóng điện từ. Thay vào đó những miếng dán này chỉ là một phụ kiện để trang trí cho chiếc điện thoại, phát ra Ion âm làm sạch không khí nhưng hiệu quả không đáng kể.

Chuyên gia công nghệ Thành Thật Thà cũng từng chia sẻ miếng dán được quảng cáo là chống được tia bức xạ kích cỡ rất nhỏ vì thế nó không làm được gì ngoài việc để trang trí. Không chỉ điện thoại, laptop tất cả các đồ vật đều phát ra tia bức xạ, nếu công dụng thật sự của miếng dán này là chống tia bức xạ thì điện thoại hoàn toàn không thể nhận được sóng điện thoại và các loại sóng giúp điện thoại hoạt động.

Trên mạng xã hội lan truyền về công dụng của các loại miếng dán triệt tiêu tia bức xạ phát ra từ điện thoại và các thiết bị thông minh, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng nhức đầu, giúp ngủ ngon... người dùng chỉ cần dán phía sau mặt lưng của điện thoại hoặc các thiết bị điện tử để ngăn ngừa bức xạ. Nhưng thật chất không ai biết cấu tạo thật sự của miếng dán này, và nhiều nhà nghiên cứu khẳng định nó hoàn toàn không có tác dụng như những lời quảng cáo.

Huỳnh Quang (Nguồn: TH&PL)

Chia sẻ